Đề thi THPT quốc gia môn Địa lý 2016 chính thức của Bộ GD-ĐT - Tinmoi.vn cập nhật nhanh nhất và chi tiết nội dung đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016.
Bước vào kỳ thi ngày thứ 3 của kỳ thi THPT quốc gia 2016, buổi sáng (3/7), các thí sinh sẽ thi môn Địa lý với thời gian làm bài 180 phút bằng hình thức tự luận.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 Bộ GD tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Trong đó các môn thi tự luân bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm bao gồm môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm; đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.
Tổ trưởng Tổ Địa lý cô Định Thị Hằng, Trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh) lưu ý thí sinh tránh một số lỗi cần tránh khi làm bài thi môn Địa lý – kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Lỗi thiếu ý: Có nhiều thi sinh trả lời thiếu ý trong bài làm, câu trả lời gồm 3 ý, học sinh chỉ trả lời 2 ý. Nhiều học sinh khi thi xong rất phấn khởi vì cơ bản mình đã làm được bài, nhưng khi đối chiếu với đáp án hoặc trình bày lại cho giáo viên nghe thì mới biết được bài làm của mình điểm chưa cao.
Vì vậy các em cần lưu ý, đọc kỹ đề bài và kiểm tra lại phần bài làm của mình để tránh lỗi không đáng có này.
Lỗi thiếu dẫn chứng: Khi trả lời học sinh trả lời chung chung không có tính thuyết phục. Trong đáp án thường có ghi nếu học sinh không có dẫn chứng chỉ cho một nửa số điểm.
Các em cần lưu ý khi làm bài cần có dẫn chứng minh họa để bài thi của mình có tính thuyết phục hơn. Vì vậy các em cần tập cho mình thói quen liên hệ kiến thức với thực tiễn để bài thi của mình đạt được điểm cao nhất.
Lỗi vẽ biểu đồ chưa đạt yêu cầu
Nguyên nhân là học sinh chưa nắm vững kiến thức, chưa biết cách vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi, đọc đề không kĩ, mất bình tĩnh...
Thứ nhất, các em cần nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng chúng một cách linh hoạt trên cơ sở tư duy Địa lí. Khi học về một vấn đề địa lí cần phải làm rõ các câu hỏi sau: Như thế nào? Ở đâu? Tại sao? Không nên nắm vấn đề một cách chung chung.
Thứ hai, trong quá trình ôn tập, các em phải tự mình trả lời trước không nên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn. Các em phải rèn luyện cho mình các kĩ năng địa lí như: khai thác Atlat, vẽ phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu...
Thứ ba, đọc kĩ đề và lập dàn ý. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng nhiều học sinh đã không thực hiện nên kết quả bài thi không cao. Vì vậy các em cần phải đọc đề một cách từ từ và ghi nhanh vào giấy nháp những kiến thức hiện ra trong đầu mình vào thời điểm đó. Đọc từ từ là để đọc kĩ đề và hiểu đề , ghi nhanh để tiết kiệm thời gian.
Sau khi đọc xong đề, về cơ bản các em đã hình thành được một đề cương phác thảo (đề cương này chỉ có các ý chính, thậm chí là các gạch đầu dòng). Căn cứ vào đó các em phát triển ra trong quá trình làm bài. Như vậy sẽ giúp các em có bài làm đủ ý và mạch lạc
Thứ tư, các em cần bố trí thời gian hợp lí cho từng câu hỏi phù hợp với điểm số của từng câu. Nhiều học sinh với sự hiểu biết của mình đã trả lời quá sâu vào một câu hỏi trong khi đề ra chỉ cần trả lời ngắn gọn.
Ví dụ trong đề thi năm 2015 có câu hỏi về đặc điểm sông ngòi nước ta. Nhiều em đã làm tới 2 trang trong khi các em chỉ cần viết 4 dòng là đã đạt điểm tối đa của câu đó.
Thứ 5, đối với câu vẽ biểu đồ: Một số học sinh dành quá nhiều thời gian, một số khác thường để sau khi làm xong các câu khác rồi mới làm nên không đủ thời gian.
Các em phải tập vẽ nhiều và phải phân bố thời gian hợp lí. Cần phải nhớ các yêu cầu của biểu đồ (dng loại, chính xác số liệu, khoảng cách, tên biểu đồ, chú thích, ghi số liệu, tính thẫm mĩ).
Lê Vy (tổng hợp)