Cụ thể, ngưỡng để đạt xét tuyển sớm vào đại học theo hệ chính quy sẽ dựa trên kết quả học tập THPT của Học viện Ngoại giao năm 2022 như sau:
Ngôn ngữ Anh là ngành có ngưỡng điểm cao nhất ở phương thức xét tuyển sớm, dựa trên kết quả học tập THPT của học viện với 40,24 điểm. Ngưỡng để xét tuyển bao gồm tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT và điểm ưu tiên dành cho các đối tượng theo quy định của học viện. Thí sinh sẽ được thông báo kết quả theo nguyện vọng cao nhất đủ điều kiện.
Học viện Ngoại giao lưu ý các thí sinh đã nhận thông báo kết quả trong đợt xét tuyển sớm nhưng từ chối hoặc không thực hiện/thực hiện không đầy đủ các yêu cầu trong thời hạn quy định theo các thông báo của hội đồng tuyển sinh cũng được hiểu là không có nguyện vọng học tập tại học viện, thí sinh bị hủy kết quả xét tuyển sớm.
Đối với Đại học Ngoại thương, trường cũng công bố ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện đối với các phương thức xét tuyển 1, 2 và 5. Trong đó phương thức 1 sẽ là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường.
Ngoài ra, thí sinh đoạt giải (nhất, nhì, ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên cũng thuộc phương thức xét tuyển 1.
Phương thức xét tuyển 2 là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/SAT/ACT/A level.
Phương thức 5 là phương thức xét kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022.
Dưới đây là mức điểm trúng tuyển cụ thể ở phương thức 1, 2 và 5:
Nhà trường cũng lưu ý các thí sinh được xác định trúng tuyển chính thức khi tốt nghiệp THPT và được xác định trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT.