Nhờ phương pháp "hầm trong cát" của lực lượng công binh mà 12 nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng được giải cứu.
Chiều 18/12, khi họp bàn tại hiện trường Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông qua phương pháp "hầm trong cát" truyền thống và giao quyền chỉ huy cho lực lượng công binh của quân đội thực hiện.
Để cứu được 12 công nhân mắc kẹt, lực lượng công binh đã phải thay phiên nhau đào hầmliên tục trong 24 giờ đồng hồ.
Người chỉ huy cao nhất là Đại tá Nguyễn Hữu Hùng – Phó Tổng tham mưu binh chủng, công binh, Bộ quốc phòng trực tiếp chỉ đạo công binh đào hầm.
|
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tổng tham mưu binh chủng, công binh, Bộ quốc phòng. (Ảnh: VTC). |
Nó giải quyết việc đào các tuyến hầm trong điều kiện nền đất không ổn định, địa chất phức tạp và rất yếu, cụ thể nhất là trong môi trường cát".
|
Các chiến sĩ công binh cuối cùng trực tiếp đào hầm trong thời điểm giải cứu người mắc kẹt. (Ảnh: VTC). |
Đến 15h55 chiều 19/12, các chiến sỹ công binh đã thông được hầm. Tuy nhiên, lúc đócó hàng trăm người ngoài hiện trường, nếu thông tin bị lộ sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến công tác giải cứu nạn nhân. Vì An Nguy của 12 công nhân đang bị mắc kẹt bên trong nên các anh phải giữ bí mật đến phút cuối cùng cho tới khi giải cứu được các nạn nhân ra ngoài.
Phương pháp "hầm trong cát" đã được bộ đội ta áp dụng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. |
Theo My Vân/ Đời Sống & Pháp Luật