Tăng động là một triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ. Thực tế, rất ít cha mẹ quan tâm đúng mức đến những dấu hiệu bất thường của hội chứng tăng động. Họ thường nghĩ rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường trong độ tuổi phát triển của trẻ.
1. Hội chứng tăng động là gì
Nói một cách đầy đủ, hội chứng tăng động giảm chú ý. Tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder(ADHD). Là thuật ngữ miêu tả hành vi hiếu động hơn mức bình thường và sự suy giảm về khả năng chú ý của trẻ.
Tăng động hành vi hiếu động hơn mức bình thường và suy giảm khả năng chú ý ở trẻ |
Là hội chứng trái ngược hoàn toàn với chứng trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên hậu quả của triệu chứng này không thể coi thường. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến những mối quan hệ xung quanh quá trình trưởng thành của trẻ.
Cha mẹ thường nhầm lẫn giữa việc trẻ hiếu động và tăng động. Tuy nhiên, bản chất của hai biểu hiện này lại hoàn toàn khác nhau.
2. Làm sao để biết con bạn đang bị hội chứng tăng động?
- Trẻ không thể tập trung vào các hoạt động đang diễn ra. Đôi khi, trẻ hay mơ màng thả trôi suy nghĩ của mình mà không để ý đến mọi thứ xung quanh.
- Khi nói chuyện, trẻ không chịu nghe người khác nói. Cụ thể, trẻ thường buột miệng trả lời câu hỏi khi người đối diện chưa hỏi xong.
- Trẻ không chịu tuân theo hướng dẫn của người lớn. Ví dụ ở trường, trẻ hay rời khỏi chỗ ngồi trong giờ học, không thể chờ đến lượt mình khi phải xếp hàng.
- Trẻ thường tránh các yêu cầu đòi hỏi phải cố gắng, kiên trì trong một thời gian dài hoặc thực hiện điều đó một cách miễn cưỡng.
- Thích tham gia những hoạt động đòi hỏi phải vận động nhiều.
- Trẻ thích quấy rầy người khác, nói rất nhiều và dễ mất tập trung bởi các yếu tố bên ngoài.
- Trẻ hay cáu gắt, khó chịu. Không kiềm chế được cảm xúc trong hoàn cảnh bình thường.
3. Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải triệu chứng này:
- Do những yếu tố bên ngoài:
Điều này xuất phát đến việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá từ người mẹ khi mang thai. Hoặc từ các độc tố bên ngoài môi trường khiến trẻ sinh ra mắc chứng tăng động.
Ngoài ra, những trẻ em sinh thiếu tháng hay thiếu dưỡng khí trong quá trình ra đời cũng ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý:
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động ở trẻ, đó là do người mẹ sử dụng đường tinh luyện hoặc các chất phụ gia khi mang thai. Một số người mẹ không chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình ảnh hưởng đến trẻ thế nào khi mang thai.
- Yếu tố di truyền:
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khoảng 25% những người có cùng huyết thống với trẻ tăng động cũng từng bị mắc hội chứng này.
- Yếu tố tâm lý:
Là nguyên nhân không thể bỏ qua, xuất phát từ tâm lý lo lắng ở trẻ, hay những cú sốc tâm lý trẻ gặp phải như cha mẹ cãi nhau, bị lạm dụng tình dục hoặc những khúc mắc khi đến trường.
4. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tăng động?
Những trẻ mắc triệu chứng này cần được quan tâm đúng mức bởi hậu quả to lớn của nó sau này đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành như, gặp khó khăn trong công việc do vấn đề giao tiếp, dễ nổi nóng với những người xung quanh. Để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này, cha mẹ nên áp dụng những liệu pháp tâm lý cùng với sự quan tâm đúng mực đến trẻ:
- Giúp trẻ vận động một cách phù hợp với hoàn cảnh, làm chủ được hành động của mình và nâng cao sự tập trung, chú ý của trẻ bằng những bài tập bài bản.
- Sử dụng những bài tập liệu pháp giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình, giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu hành động nào là đúng, sai. Khuyến khích đúng lúc, tạo cho trẻ thói quen kiểm soát mọi hoạt động của bản thân.
Sử dụng những bài tập liệu pháp giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình |
- Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng bằng cách lắng nghe những tâm sự của trẻ. Luyện cho trẻ tính kiên trì, tránh xa các trò chơi có tính kích động.
- Tránh cho trẻ những chấn thương về não bộ. Ngoài ra, người mẹ khi mang thai cần có chế dộ dinh dưỡng hợp lý. Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại để chuẩn bị cho trẻ những điều kiện tốt nhất khi ra đời.
Toàn Trung