Tin mới

Chứng trầm cảm ở trẻ em, những điều cha mẹ nhất định phải biết

Chủ nhật, 30/10/2016, 18:08 (GMT+7)

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ bệnh trầm cảm chỉ xảy ra với người trưởng thành. Nhưng sự thật không hẳn như vậy khi ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh tỉ lệ trẻ em mắc hội chứng này ngày càng tăng cao.

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ bệnh trầm cảm chỉ xảy ra với người trưởng thành. Nhưng sự thật không hẳn như vậy khi ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh tỉ lệ trẻ em mắc hội chứng này ngày càng tăng cao.

1. Hội chứng trầm cảm là gì?

Là một dạng rối loạn tâm lý phổ biến nhất trong các chứng bệnh tâm lý thường gặp. Triệu chứng của nó bao gồm nhiều trạng thái, điển hình nhất người mắc căn bệnh này luôn cảm thấy mệt mỏi, có cái nhìn u ám đối với cuộc sống xung quanh và không còn sự quan tâm hay hứng thú với chính bản thân.

Chứng trầm cảm ở trẻ em còn nguy hiểm hơn đối với người lớn bởi nó rất khó nhận biết, và là nguyên nhân chính tới sự tái phát và tiếp diễn khi đến tuổi trưởng thành.

2. Nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở trẻ:

Tâm lý trẻ em thường rất nhạy cảm với những gì diễn ra xung quanh cuộc sống. Có thể kể ra một vài nguyên nhân chính như sau:

- Được di truyền từ cha mẹ hoặc người trong gia đình, là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm.

Tâm lý trẻ em thường rất nhạy cảm với những gì diễn ra xung quanh cuộc sống.

- Theo cách nhìn của y học, trầm cảm xảy ra khi lượng neurotransmitters, là chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh trong não thấp hơn bình thường, dẫn đến việc khả năng cảm nhận của con người bị hạn chế.

- Trẻ phải chứng kiến những sự kiện đau buồn trong quá khứ như: Sự ra đi của người thân, cha mẹ cãi nhau, ly dị, con vật trẻ yêu thích chết, hay đơn giản hơn là việc di chuyển chỗ ở hay chuyển trường của bé một cách đột ngột.

- Trẻ bị bắt nạt ở lớp trong một thời gian dài mà không thể kể cho bố mẹ vì một lý do nào đó.

- Sự thiếu quan tâm, hỏi han của cha mẹ về cuộc sống thường ngày của trẻ.

- Áp lực từ những người xung quanh trẻ, như việc cha mẹ đặt mục tiêu quá cao cho trẻ, bắt trẻ học quá nhiều, trẻ bị cô giáo bắt phạt khi lên lớp.

- Cha mẹ không tôn trọng suy nghĩ của trẻ, tự đưa ra những quyết định liên quan trực tiếp đến trẻ mà không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của trẻ.

3. Những triệu chứng kỳ lạ ở trẻ mà cha mẹ nên hết sức chú ý:

- Trẻ khóc nhiều, đặc biệt vào ban đêm. Trẻ hay nói mê, giật mình tỉnh dậy khi ngủ.

- Trẻ nhận thức về cuộc sống và hoạt động chậm chạp so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Biểu hiện cụ thể như trẻ rất ít khi nói lên cảm nhận của mình về những điều diễn ra xung quanh, suy nghĩ và phản ứng chậm hơn trước mỗi tình huống xảy ra ngay trước mắt.

- Trẻ đột ngột thay đổi thói quen hàng ngày, ví dụ bình thường mỗi khi đi học về trẻ rất thích xem ti vi hay đọc truyện tranh. Nếu bỗng nhiên bạn thấy trẻ không hứng thú với những hoạt động đó nữa, có thể trẻ đang mắc vấn đề gì đó về tâm lý.

- Trẻ không chịu tập trung và rất hay quên. Trẻ thường xuyên quên những công việc vẫn diễn ra hàng ngày như cất gọn đồ chơi vào đúng chỗ sau khi chơi, hay quên không tắt ti vi mỗi khi xem xong. Đôi khi, trẻ quên luôn những gì trẻ vừa nói trước đó.

- Trẻ hay lo sợ, nói chuyện một mình, hoặc cáu gắt một cách bất thường.

4. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ mắc chứng trầm cảm:

Yêu cầu đầu tiên là ở cha mẹ, người gần gũi nhất với trẻ. Hãy hết sức kiên nhẫn và giữ bình tĩnh với trẻ trong thời gian này:

- Hãy quan tâm và trò chuyện với trẻ mỗi ngày, từ đó sớm phát hiện ra những thay đổi bất thường của trẻ và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Hãy quan tâm và trò chuyện với trẻ mỗi ngày

- Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi bên ngoài. Tốt hơn nữa, cha mẹ hãy tham gia những hoạt động đó cùng trẻ.

- Hãy lắng nghe ý kiến, cảm xúc của trẻ trước mỗi sự việc xảy ra. Điều này sẽ giúp trẻ cởi mở hơn khi đến lớp cũng như tiếp xúc với người khác.

- Đừng tạo ra những áp lực vô hình cho trẻ, như bắt ép trẻ phải học quá nhiều, hay yêu cầu trẻ phải đạt điểm cao ở lớp một cách máy móc.

- Luôn chú ý đến những mối quan hệ của trẻ ở trường cũng như bên ngoài. Như việc hôm nay đi học trẻ có bị cô giáo mắng mỏ, hay bị bạn bè bắt nạt hay không?

- Sắp xếp cho trẻ một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ giúp tinh thần trẻ luôn thoải mái và hưng phấn.

- Hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ trường hợp bất khả kháng, bởi phương pháp này không có lợi cho sức khỏe của trẻ sau này.

Toàn Trung
 
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tâm lý