Kinh tế & Đô Thị đề nghị của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) cho biết, việc buôn bán thịt chó, mèo thường có liên hệ chặt chẽ với buôn bán động vật hoang dã và không có gì đảm bảo an toàn cho con người.
Tiến sĩ Katherine Polak, bác sĩ thú y và người đứng đầu chiến dịch Chăm sóc động vật đi lạc của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS ở Đông Nam Á cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi tin rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi bùng phát tiếp một đợt dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người”.
Đề nghị cấm giết mổ, tiêu thụ thịt chó, mèo được ACPA gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát và có những diễn biến khó lường.
>>> Xem thêm: Chú chó thứ 2 nhiễm Covid-19 trên thế giới
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019, các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trên cả nước. Hồi tháng 4 vừa qua, TP. Thâm Quyến và Chu Hải cũng đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó, mèo. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố rằng chó được coi là động vật đồng hành, không phải gia súc và cần được loại bỏ danh sách động vật sử dụng làm "thức ăn".
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kiến nghị việc buôn bán, giết mổ chó mèo là tác nhân chính khiến bệnh dại và 70% mầm gây bệnh trên toàn cầu trong suốt 50 năm qua.
Hoạt động buôn bán chó, mèo cũng trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược kiểm soát bệnh dại của Việt Nam và phá vỡ mọi nỗ lực tăng khả năng miễn dịch của đàn thông qua các chương trình tiêm phòng cho chó.
Trên thế giới, các quốc gia đang hợp tác cùng nhau đấu tranh để chống lại đại dịch Covid-19. Các Tổ chức Phi Chính phủ trên toàn cầu đang thúc giục chính phủ nhiều quốc gia cần hành động ngay lập tức đóng cửa vĩnh viễn các thị trường động vật hoang dã với nghi ngại đây sẽ là nguồn lây lan Covid-19 và cũng có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng và đi đầu trong nỗ lực này.
>>> Đọc thêm: Cái kết đẹp cho cụ bà vùng cao sau khi khóc cạn nước mắt vì phải bán chú chó thân thiết
Trước đó vào năm 2018, Hà Nội từng đưa ra một lộ trình vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó. Theo VnExpress, đến năm 2021, Hà Nội sẽ cấm bán thịt chó tại các quận nội thành Hà Nội. Đây là những khu vực trung tâm, có đông du khách quốc tế nên cần làm trước.
UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn...