Cúng Ông Công ông Táo cần những lễ vật gì?
Tục cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục lâu đời trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Mâm cúng ông Công ông Táo, lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thông gồm mũ ông Công ba chiếc trong đó có hai chiếc mũ đàn ông và một chiếc mũ đàn bà.
Tuy nhiên theo phong tục ở nhiều nơi, nhiều gia đình chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm áo và đôi hia giấy.
Những đồ mũ, áo, hia này đều được làm bằng giấy và sau đó đã được đốt đi sau lễ cúng Táo quân cùng bài vị cũ và lập bài vị mới.
>>Xem thêm:3 con giáp hốt trọn tài lộc, phất lên như 'diều gặp gió' trong năm 2021
Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo khác nhau.
Tại miền Bắc, vào ngày 23 tháng Chạp sẽ không thể thiếu lễ vật là cá chép sống dựa theo tích 'cá chép hóa rồng' để đưa ông Táo về chầu trời.
Trong khi đó những người miền Trung lại cúng một con ngựa trắng cùng yên, cương đầy đủ với ước vọng ông Táo dùng làm phương tiện lên thiên đình.
Phong tục miền Nam lại đơn giản hơn khi người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy mà thôi.
Để một năm sung túc thì các gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ cúng táo quân cần thật chu đáo. Khi tiến hành làm lễ cúng, các gia chủ nên đọc văn khấn cúng Táo quân đầy đủ nhất để tiễn biệt các ngài.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất
Phụ thuộc vào tùy văn hóa cũng như điều kiện của từng gia đình mà sẽ chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công ông Táo khác nhau.
Tuy nhiên đa phần các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo đúng chuẩn phong tục truyền thống của người Việt.
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo gồm:
+ Gạo 1 đĩa, muối 1 đĩa, 5 lạng thịt vai luộc hoặc thịt gà; 1 bát canh, 1 đĩa giò, 1 đĩa xào, 1 cá chép rán hoặc cá chép sống, 1 xôi gốc, 1 ấm trà sen, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, lọ hoa và tập giấy tiền vàng mã.
Cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào chuẩn nhất?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo thường sẽ được diễn ra vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch hàng năm hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
Vào những ngày này, các gia đình dù bận bịu nhưng vẫn cố gắng hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa 23 tháng Chạp do người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình.
Sau khi tiến hành bày mâm cúng, thắp hương và khấn vái xong thì các gia chủ đợi hương tàn và thắp thêm một tuần hương nữa, sau lễ tạ và hóa vàng mã, thả cá chép ra ao, hồ, sông suối.