Gạo đen không chỉ được Đông y đánh giá cao mà Tây y cũng vô cùng khen ngợi. Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ thận hàng đầu, có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu đáng quý.
Lý do gạo đen được gọi là trân châu đen, "vua" của các loại gạo
Theo nghiên cứu của Đông y, hạt gạo đen được xem là một loại thuốc quý, có tên gọi so sánh như trân châu đen và được mệnh danh là vua trong thế giới gạo.
Gạo đen có tác dụng bổ thận rất đặc biệt, thậm chí được xem là một loại dược phẩm. Trong sách cổ ghi chép rằng, gạo đen có tác dụng bổ âm thận, giúp cơ thể khỏe mạnh, làm ấm dạ dày, sáng mắt, hoạt huyết, sạch gan, nhuận tràng, tốt cho tinh dịch, bổ phổi, mềm mại gân cốt.
Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu chứng minh rằng, gạo đen là nhóm thực phẩm bổ thận dưỡng âm, kiện lá lách, làm ấm gan, sáng mắt, hoạt huyết.
Gạo đen có nhiều loại, hạt to nhỏ và màu sắc đậm nhạt khác nhau. Có màu đen bóng, nâu đen, nâu nhạt. Trong gao đen chứa các thành phần dinh dưỡng phong phú, có giá trị lương thực và dược liệu cao, ngoài việc dùng để chế biến các món ăn hàng ngày, còn có thể nấu rượu.
Ở một số tỉnh thành ở Trung Quốc, người dân còn gọi gạo đen là thực phẩm trường thọ, quý như ngọc. Gạo đen khi nấu thành cháo, được người dân tôn là món ăn bổ máu thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, người Trung Quốc còn có câu tục ngữ, muốn khỏe mạnh thì hãy ăn gạo đen.
Giá trị dinh dưỡng của gạo đen
Theo phân tích cho thấy, gạo đen chứa các thành phần dinh dưỡng phong phú như mangan, kẽm, đồng và các loại muối vô cơ khác cao hơn gạo thường từ 1-3 lần.
Bên cạnh đó, gạo đen còn chứa các chất mà gạo trắng bình thường đều không có hoặc ít gồm vitamin C, chất diệp lục, anthocyanins, carotenoid và glycosid tốt cho . So với gạo thường, gạo đen có tỷ lệ dinh dưỡng cao nên bổ dưỡng hơn.
Thường xuyên ăn gạo đen có lợi trong việc làm ấm lá lách và gan, sáng mắt, thông , bổ thận tinh vượt trội. Kể cả những người bị tóc bạc sớm, phụ nữ yếu ớt sau khi sinh, người bệnh sau khi điều trị cần phục hồi sức khỏe hoặc thiếu máu, người yếu thận, cần bổ thận thì đều được khuyên là nên ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu đưa món gạo đen vào thực đơn thường xuyên, bạn có thể phòng tránh được các bệnh khác như chóng mặt, tối mắt, thiếu máu, tóc bạc sớm, mắt mờ, đau vùng thắt lưng và đầu gối, ho khan, táo bón, khó tiểu, phù thận, mất cảm giác ngon miệng, bệnh về lá lách và dạ dày.
Đây cũng là món quà mà người xưa dùng để tặng cho những người có địa vị, được tôn trọng hoặc vua chúa quan lại, vì thế gạo đen còn có tên gọi khác là gạo tiến vua.
Nghiên cứu còn chứng minh, gạo đen có nhiều chức năng sinh lý như loại bỏ các gốc tự do, cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt, phản ứng chống lại sự căng thẳng và điều hòa miễn dịch;
Các thành phần flavonoid trong gạo đen có thể duy trì áp lực thẩm thấu bình thường của các mạch máu, làm giảm sự mong manh của mạch máu, ngăn ngừa vỡ mạch máu và ngừng chảy máu;
Gạo đen có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư;
Gạo đen cũng có tác dụng cải thiện dinh dưỡng cho cơ tim và giảm tiêu thụ oxy trong cơ tim.
Chế biến đúng cách, gạo đen trở thành thuốc trị liệu, là thực phẩm bổ cả âm lẫn dương
Liều dùng hàng ngày: 50 ~ 100g.
Thành phần dinh dưỡng: Protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác.
Chất xơ thô trong gạo đen có hàm lượng cao nên khả năng tiêu hóa tinh bột sẽ chậm lại, vì thế ăn gạo đen sẽ không làm cho lượng đường trong máu biến động nhanh như các loại gạo trắng, vì thế đây còn được xem là một loại thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.
Lời khuyên khi chế biến:
Hạt gạo đen có lớp vỏ hạt cứng ở bên ngoài nên rất khó để nấu mềm ngay lập tức như gạo thường, vì vậy bạn nên ngâm qua 1 đêm trước khi nấu.
Do gạo đen cứng, nên nấu không kỹ sẽ không giải phóng được hoàn toàn các chất dinh dưỡng, nên có thể dễ gây viêm dạ dày nếu ăn nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và người già, người bệnh. Vì vậy, đối với nhóm người này cần phải nấu chín kỹ hoặc nên hạn chế ăn.
Cách nấu món gạo đen nhân sâm đậu đỏ bổ thận, tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu:
Gạo đen 60 gram, đậu đỏ 50 gram, nhân sâm 3 gram
Gia vị: Đường trắng 30g
Cách chế biến:
Gạo đen và đậu đỏ nấu chín
Nhân sâm rửa sạch, thái lát
Đổ khoảng 900 ml nước vào nồi, đun sôi, cho đậu nấu chín, gạo đen nấu chín vào nồi, tiếp tục cho nhân sâm vào đảo đều, đậy vung nồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 40 phút là có thể chín mềm tất cả các nguyên liệu.
Cho đường vào nồi, khuấy nhẹ tay cho đều đường vào cháo, nấu thêm một chút xíu cho đến khi tan đường là được.
Nhận xét của chuyên gia:
Đây là món ăn có tác dụng ích khí bổ máu, tốt cho dạ dày, sinh dịch, nước bọt, khỏe lá lách, loại bỏ ẩm ướt, nước dư thừa, rất tốt cho người muốn bổ thận, chăm sóc thận và sức khỏe.
Vân Hồng (Theo Healthylives, Trung y Bổ thận (TQ)