Thực phẩm hữu cơ nói riêng và thực phẩm sạch nói chung là một sản phẩm cần thiết, hữu ích cho cuộc sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho mỗi cá nhân, gia đình. Nắm bắt được nhu cầu này, một nhóm những người tiêu dùng đã tự tay tìm cách đưa rau sạch đến tận bếp mỗi nhà chỉ bằng một cú nhấp chuột
Liên tiếp các thông tin về thực phẩm không an toàn, ngay trong chính các cơ sở phân phối được xem là "an toàn" nhất khiến người tiêu dùng hoang mang. Chuyện phát hiện nấm không rõ nguồn gốc, thịt không nhãn mác, không hạn sử dụng ngay trong các siêu thị lớn tại Hà Nội chưa hết "nóng", thì mới đây thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) Hà Nội lại phát hiện, rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc đang được bày bán công khai, tràn lan trong các siêu thị lớn.
Trong bối cảnh thị trường còn nhiều lộn xộn, người tiêu dùng quan tâm đến độ an toàn của thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm rau an toàn, thực phẩm sạch. Do đó, các kênh bán lẻ hiện đại đã tận dụng xu hướng và tâm lý tiêu dùng này để kinh doanh các sản phẩm thực phẩm gắn mác "an toàn, sạch".
Tuy nhiên, theo PGS.Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Viện Thương mại kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân), trên thực tế số lượng cửa hàng nhận là bán rau an toàn lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng nghìn điểm bán và đang tăng lên nhanh chóng. Thực tế này đồng nghĩa với việc, có không ít cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rau an toàn vẫn đang tồn tại, mà nguyên nhân là do cơ chế quản lý của cơ quan liên ngành hiện vẫn chưa thực sự chặt chẽ.
Còn theo ông Trương Trung Dũng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội, hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý và kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và quy trình sản xuất, tiêu thụ các cửa hàng rau an toàn. Lợi dụng điều này, nhiều cửa hàng rau an toàn đã "trà trộn" cả rau không đảm bảo tiêu chuẩn với rau an toàn, hoặc thậm chí "đội lốt" an toàn, rau sạch cho rau thường.
"Một trong những tồn tại hiện nay là nhận thức về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm từ các cấp quản lý đến người tiêu dùng vẫn chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến thiếu trách nhiệm với cộng đồng và các nguồn lực xã hội đầu tư cho vấn đề này còn thấp", ông Dũng đánh giá.
Ảnh minh hoa thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ - Nguồn Internet
Bên cạnh đó, công tác xác định mối nguy hiểm và cảnh báo còn yếu, người tiêu dùng còn dễ dãi chấp nhận dùng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, ưa dùng thực phẩm giá rẻ. Người sản xuất kinh doanh vì hám lợi mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng… Cho đến nay nỗi lo vẫn còn đấy và chúng ta vẫn phải sử dụng những nguồn thực phẩm mà không hay biết được nguồn gốc, trong khi người chăn nuôi thì luôn phải đối mặt với rủi do như: giá cả đầu vào, dịch bệnh, bấp bênh giá cả đầu ra tạo cho người chăn nuôi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Chúng tôi không bán rau an toàn mà bán rau sạch!
Xuất phát từ nhu cầu xã hội, các gia đình ngày càng quan tâm tới thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn đảm bảo chất lượng. Ngay lập tực trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt các cửa hàng bán “Thực phẩm sạch”. Tuy nhiên do người tiêu dùng một phần cũng mất niềm tin vào sản phẩm cũng như chưa có thói quen tiêu dùng sản phẩm sạch hơn nữa giá cả lại đắt đỏ. Vì vậy không phải ai cũng dễ dàng sử dụng. Theo thông kê từ năm 2013 tới nay tại Hà Nội đã mọc ra gần 100 cửa hàng cũng như thương hiệu bán thực phẩm sạch nhưng cho tới nay hầu hết các cửa hàng đã được đóng cửa.
Nắm bắt xu hướng này, đồng thời để tránh vết xe đổ của các cửa hàng hiện hữu, một nhóm những người tiêu dùng quan tâm về thực phẩm sạch đã liên kết thành hợp tác xã thương mại “Thực phẩm Gia đình (Fami Food). Mong muốn của nhóm là xây dựng các hợp tác xã tiêu dùng nhằm cung cấp thực phẩm an toàn sức khỏe tới từng hộ gia đình. Ông Nguyễn Xuân Trường (35 tuổi, Hà Nội) thành viên sáng lập cho biết: Xuất phát ban đầu là việc tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc gia đình. Tôi nhận thấy hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị sản xuất thực phẩm sạch an toàn. Nhưng tuy nhiên lại không tới được tận tay nguời tiêu dùng, hay người tiêu dùng muốn mua lại không biết mua ở đâu?
“Bằng sự kết hợp nguồn lực và liên kết các nhà cung ứng đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất vệ sinh an toàn, Chúng tôi cam kết mang lại sự yên tâm hơn cho người tiêu dùng”.
Nhóm HTX này cũng tự tin khẳng định, họ không cung cấp rau an toàn. Đơn giản là rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tức là vẫn sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học… Những mặt hàng thực phẩm sạch của Thực phẩm gia đình do những người nông dân HTX Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) trồng đã là một trong hai HTX duy nhất ở Việt Nam đã được Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á (ADDAS) sát cánh giúp đỡ vốn, kỹ thuật và makerting trong nhiều năm. Các chuyên gia Đan Mạch đã ăn ở với người nông dân trong thời gian dài, kết quả mới cho ra được 12 ha rau canh tác theo phương pháp hữu cơ (organic): Tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ, không sử dụng phân tươi, sử dụng nước tưới ngầm cách xa khu dân cư, nhà máy… Do đó, sản phẩm đảm bảo sạch tuyệt đối, người tiêu dùng có thể yên tâm rửa sạch và ăn sống.
Ngặt nghèo trong khâu lựa chọn nhà cung cấp
Không chỉ lựa chọn những đơn vị sản xuất có chứng chỉ, quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm mà phải trực tiếp khảo sát và thẩm định, đánh giá trong nhiều tháng, ông Trường cho biết: “Có khi tôi mất cả tháng ở nông trại, trang trại để thực kiểm duyệt chất lượng sản phẩm. Hiện giờ chúng tôi tự tin cung cấp một số thực phẩm sạch thiết yếu cho người tiêu dùng như rau hữu cơ, thịt lợn sạch, vịt sạch, sữa tươi sạch.
Vườn rau hữu cơ Thanh Xuân đạt chứng chỉ PGS sản xuất theo quy trình hữu cơ. (Ảnh được trích từ website: www.Famifood.com.vn )
Mua thực phẩm sạch cho gia đình chỉ bằng một nhấp chuột
Sau một vài lần cả gia đình bị tiêu chảy do ăn phải thực phẩm mua ngoài chợ, chị Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã quyết định chuyển địa điểm mua rau củ từ những chợ cóc, chợ tạm và các xe rau di động gần nhà sang các cửa hàng bán thực phẩm sạch. Giá tuy cao nhưng chúng rất an toàn, khi ăn có cảm giác đậm đà hơn. Sức khỏe cho gia đình là trên hết.
(Ảnh được trích từ website: www.Famifood.com.vn )
“Vì đặc thù cộng việc nên tôi bận tối ngày không có thời gian trực tiếp tới cửa hàng mua hay ra chợ, siêu thị để lựa chọn. Nên tôi lựa chọn mua online hàng ngày để tiết kiệm thời. Tôi thường đặt hàng trước 1,2 ngày để chủ động thực phẩm cho gia đình cũng như bên nhà cung ứng chủ động trong việc giao hàng và sản được tươi ngon.
Tôi đánh giá cao tính năng mua hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tiện ích của đơn vị cung cấp, mong rằng ngày một phát triển hơn, chị Mai Phương chia sẻ.
Theo chị, tại thời điểm hiện nay, các loại rau ăn củ, quả để nấu canh trong mùa đông đang rất được ưa chuộng. Một số sản phẩm do lượng mua quá đông, bên cung cấp chưa cung ứng kịp nên còn rơi vào tình trạng “cháy hàng”
Theo Phong Dao/ Nguoiduatin.vn