So biển và sam biển đều sống ở biển và có hình dạng tương đối giống nhau khiến nhiều người nhầm tưởng, gây nên ngộ độc thực phẩm chết người.
Nhầm lẫn so biển với sam biển, nhiều người bị thực phẩm , thậm chí tử vong
Vào mùa du lịch biển , chúng ta lại tha hồ thả phanh chơi đùa với biển, với sóng nước, được thưởng thức nhiều loại hải sản thơm ngon, béo ngậy. Nhưng trong việc ăn uống đồ biển, không ai có thể lường trước được nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Chúng ta cứ tưởng rằng đồ hải sản ấy là đảm bảo. Nhưng đáng tiếc thay, bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là thiệt mạng nếu ăn nhầm so biển mà cứ tưởng sam biển.
Bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là thiệt mang nếu ăn nhầm so biển mà cứ tưởng sam biển.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh từng tiếp nhận 4 ngư dân sống tại thôn 10, xã Sông Khoai, Quảng Yên vào viện trong tình trạng cấp cứu ngộ độc thực phẩm do ăn so biển.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê miệng và tay chân, 2 người còn lại trong tình trạng hôn mê không tiếp xúc, mạch, huyết áp không ổn định, có nôn mửa, khó thở, suy hô hấp và liệt toàn thân.
Vào tháng 3 năm nay, một người đàn ông cũng phải nhập viện do nhà hàng cho ăn nhầm so biển.
Theo đó, nạn nhân tên Lâm (48 tuổi, ở quận Bình Tân, TP HCM) nhập viện trong tình trạng chóng mặt, lơ mơ, khó thở, tê cứng môi, miệng, chân tay, mất kiểm soát.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, trứng sam là thức ăn ngon và bổ, còn trứng so rất độc, ăn phải sẽ bị ngộ độc nguy hiểm.
Đặc biệt là mới đây nhất, vụ cô giáo ở Bình Định tử vong do ăn ốc bùn răng cưa chứa độc tố giống độc tố trong cá nóc khiến Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cảnh báo không chỉ có ốc biển, còn có 1 loài hải sản khác là so biển cũng mang độc tố gây chết người.
Có thể nói, nhìn bên ngoài so biển và sam biển tương đối giống nhau nên nếu không cẩn thận quan sát, bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong vì độc tố trong so biển rất mạnh.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, trứng sam là thức ăn ngon và bổ, còn trứng so rất độc, ăn phải sẽ bị ngộ độc nguy hiểm. Chất độc giết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, cực độc giống độc tố của cá nóc.
Những vụ ngộ độc thức ăn do Tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, nạn nhân tử vong nhanh chóng.
Sam biển có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay.
Chuyên gia hướng dẫn phân biệt so biển và sam biển, tránh ngộ độc thực phẩm, thiệt mạng vì kém hiểu biết
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), so biển và sam biển đều là những động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển, thường được phân bố ở vùng ven biển.
Tuy nhiên, sam biển ăn ngon trong khi so biển lại cực độc, có thể gây chết người nên rất nhiều người nhầm lẫn.
"Trong so biển có chứa độc tố tetrodotoxins, là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp, đặc biệt hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc.
Độc tố này cũng chứa trong cá nóc, có khả năng an trong nước, không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại). Chất độc có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay axit mạnh", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Nhìn bên ngoài so biển và sam biển tương đối giống nhau nên bạn cần hết sức cẩn trọng.
Chuyên gia nhận định, ở nước ta đã từng ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc chết người do ăn so biển mà cứ tưởng ăn sam biển.
Ngoài ra, nhiều người cũng không biết so biển có chứa độc tố cực mạnh nên điềm nhiên dùng để chế biến thức ăn, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo ông Thịnh, để phân biệt so biển và sam biển, chúng ta cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bên ngoài như sau:
- Sam biển: Vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng một kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng bằng nửa sam cái.
Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Sam biển sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau.
So biển có kích thước nhỏ hơn sam biển, không đi theo thành từng cặp, đuôi không có gờ mặt lưng...
- So biển: Kích thước nhỏ hơn sam biển, không đi theo thành từng cặp, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Kích thước tối đa của so là 25 cm, trọng lượng dưới một kg.
So biển luôn đi một mình và nhỏ hơn sam là dấu hiệu dễ nhận biết hơn cả.
Ông Thịnh cho biết thêm, ngoài việc nhận biết bằng mắt thường, nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn khâu buôn bán so biển – sam biển, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, triệt để dẹp sạch so biển trước khi đổ vào những nhà hàng, hàng ăn… tránh nguy cơ ngộ độc tối đa cho mọi người…