Rắn lục đuôi đỏ nói riêng và các loại rắn độc nói chung đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Dưới đây là một số nhận biết các triệu chứng khi bị các loại rắn độc cắn và cách sơ cứu khi bị rắn cắn cần lưu ý để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Rắn lục đuôi đỏ đang xuất hiện và cắn người tại các tỉnh miền Trung
Rắn độc thường cắn người rồi nhả ra ngay. Hiện nay ở Việt Nam có 135 loài rắn, trong đó rắn độc khoảng 32 loài (chiếm 25%). Rắn độc có 2 họ, đó là rắn hổ và rắn lục.Khi bị rắn độc cắn thường đau dữ dội và thường để lại dấu vết của răng (móc độc).
Nhận triệu chứng từng loại rắn độc cắn người:
Rắn hổ chúa:
Nếu bị rắn hổ mang cắn, tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (1 hoặc 2 vết răng), phù nề xung quanh vết cắn, chảy máu, hoại tử tại chỗ cắn ngay. Rắn hổ chúa cắn nạn nhân rất đau, có phù nề tại chỗ cắn rất dữ dội nhưng không thấy hoại tử, nạn nhân thường bị liệt hô hấp và liệt chi.
Rắn cạp nia:
Khi bị rắn cạp nia cắn bệnh nhân bị sụp mi mắt, giãn đồng tử...
Khi bị rắn cạp nia (rắn khúc đen, khúc trắng) cắn thì sụp mi mắt, giãn đồng tử, khó nói, khó thở, liệt hô hấp và liệt chi…
Rắn lục:
Rắn lục cắn, vết cắn bị chảy máu, sưng tấy nhanh, xuất huyết dưới da, chảy máu và có thể xuất huyết não, phù nề, gây rối loạn đông máu và hoại tử, kèm theo chóng mặt, lo lắng, sốc, suy thận cấp do tiêu cơ vân...
Rắn biển:
Các triệu chứng khi bị rắn biển căn giống như các loại rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, bệnh nhân bị liệt cơ, tan máu...
Thành phần nọc độc của rắn là các protein dễ gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong cho nạn nhân. Nọc rắn gây tử vong giai đoạn đầu do gây liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, giai đoạn sau do xuất huyết nặng, suy thận.
Làm gì khi bị rắn cắn?
Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Cách sơ cứu nhanh nhất để làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn, giúp nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc. Không nên ga-rô (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép vì độc tố của rắn chỉ theo đường tĩnh mạch và bạch mạch. Cần nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo… Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.
Tuyệt đối không dùng các bài thuốc dân gian.
H.Nguyên (Tổng hợp)