Nhiều phương pháp dạy học độc đáo có một không hai được các thầy cô giáo sáng tạo nhằm giúp cho học sinh hiểu bài hơn.
“Khó như hình, linh tinh như Đại, ngại như Văn” là câu nói bao thế hệ học sinh truyền tai nhau. Và môn Văn vẫn được cho là ngại học nhất vì kiến thức nặng và phương pháp dạy của giáo viên còn theo kiểu ngồi nhét kiến thức.
Thế nhưng, đối với nhiều học sinh tại trường THCS Nguyễn Du (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì giờ học môn Văn lại được trông chờ nhiều nhất vì vào giờ học đó các em được học một phương pháp mới: Diễn kịch trong giờ Văn.
Đó là phương pháp dạy của cô giáo dạy Văn Vũ Thị Thanh Hương. Trong giờ giảng của mình cô Hương đã mời thêm nữ đạo diễn Nhân Sơn và nữ Diễn viên Hoàng Anh đến giúp đỡ các em tiếp cận với tác phẩm văn học.
Các em học sinh được hóa thân vào nhân vật trong một giờ học (Ảnh:Tri thức trẻ) |
Chia sẻ về phương pháp dạy học của mình cô Hương cho biết trên Tri thức trẻ: “Với cách dạy văn cũ, các em học thụ động: nghe giảng và chép, vì vậy không ít em học sinh không thực sự yêu thích môn văn. Nhiều em học chống chế, học đối phó, học vẹt nên lượng kiến thức các em thu về rất ít. Vì vậy, cách dạy học mới là đưa các em vào chính hoàn cảnh của nhân vật, dựng lại một vài trích đoạn để các em hóa thân thành nhân vật, từ đó các em có thể nhận ra cảm xúc của nhân vật trong các tác phẩm văn học hay dụng ý của tác giả khi viết".
Với phương pháp này những giờ học ngữ văn trở nên đầy hứng thú, các em học sinh được khóc, được cười với chính những nhân vật của tác phẩm.
2. Dạy toán bằng thơ
Những công thức tính chu vi, tính diện tích của các hình như hình vuông, hình chữ nhật, hình nón, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác... tất cả đều có vần điệu và trở nên mềm mại hơn trong những bài thơ dạy toán của thầy Nguyễn Thọ Tuyến, giáo viên Trường tiểu học Phú Nhuận (Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang).
Làm thế nào để cho học sinh thích toán? Một câu hỏi luôn thường trực trong tâm trí của người thầy vùng cao. Với khả năng ngôn ngữ khá linh hoạt thầy Tuyến đã sắp xếp những công thức, những con số khô cứng của toán học vào thể thơ lục bát của dân tộc.
Phát biểu trên Giaoduc.net, thầy cho biết: “Tôi cũng đã từng đứng lớp rất nhiều năm, nhiều khi cũng phải tạo ra những bài thơ cho các em nghe và cũng thấy hiệu quả hơn so với cách làm thông thường”.
Một đoạn thơ dạy toán của thầy Tuyến (Ảnh: Giaoduc.net) |
3. Đọc Rap để dạy vật lý
Đó là cách dạy sáng tạo của thầy giáo thầy Bùi Như Lạc giáo viên trường THPT Nguyễn Du, Q10, Thành phố Hồ Chí Minh. Để dạy bài Điện tích ở chương trình học lớp 11, thầy giáo “đậu phộng” này đã đạp một bài ráp vừa hướng dẫn các em về những định nghĩa, những quy tắc, công thức cơ bản trong bài. Điều này không những giúp cho các công thức vật lý không còn khô khan, nhàm chán mà còn tạo niềm yêu thích, hứng khởi cho học sinh.
Thầy giáo Bùi Như Lạc hài hước bên học sinh (Ảnh: Dân trí) |
Đây là một đoạn rap của thầy
“Tôi đây là thầy giáo, hôm nay thầy đến đây, cầm mic rồi rap lên bài này, cho các em hiểu thế nào là physic.
Một bông hồng thật hay, nó làm thầy đắm say, làm triệu người mê mẩn, nhưng thật tiếc, các em nào biết, tối ngày hẹn hò và lo yêu đương nhăng nhít, chương 1 bài 1 ở sách giáo khoa 11 Điện tích.
Xài điện thì nhiều mà ko hiểu mới đau.
Cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút nhau, có nhiêu đó dạy thật lâu, vậy mà, vậy mà ko hiểu, thầy ví dụ thế này, các em đừng xỉu :
Một ngày mới bắt đầu, ta sang bài số 2, các em trật tự thầy bắt đầu vào bài, lực giữa 2 điện tích gọi là lực cu-lông, công thức bắt buộc và phải thuộc nằm long, tất cả đơn vị phải trong hệ S-I, bài nào cũng vậy ko riêng gì bài này.
Lực là vectơ mà sao cứ ngu ngơ, lớp 10 học kiểu gì mà lên đây như con khỉ, thầy nhắc lại một lần các em nghe cho kỹ,
Điểm đặt phương chiều kèm theo là độ lớn, đùng có mà xớn xác mà cộng như lớp 1, đừng có mà bộp chộp mà nhân như lớp 2, đừng có mà ra oai, tưởng mình thế là tài.
Phải chịu khó tập trung khi thầy đang giảng bài. Cộng 2 vectơ a dung quy tắc hình bình hành, là một vài ví dụ để thuộc công thức cho nhanh.
Ngày ngày trôi qua thì kì kiểm tra cũng tới, thầy thì hứng khởi xem kết quả thế nào, chợt thì nôn nao ko biết đề thi có dễ, kết quả thật tệ làm thầy mém té ghế.
Mấy bài trông kẹo mà dưới trung bình mới ghê, không phải vài mống mà là một đống. Thầy tự trách mình và thao thức nhiều đêm, suy nghĩ thật nhiều và thầy nhận ra một điều: Đám đấy đầu rỗng giống như trái banh lông, chỉ biết ăn diện như cái bình bong di động. Thầy tự an ủi mình và thầy tiếp tục hành trình, gieo mầm tri thức cho những ai cần mình, giúp các em trưởng thành và nuôi sống gia đình, nuôi sống bản thân, giúp ích cho xã hội, không làm kẻ phạm tội là thầy mãn nguyện lắm rồi”.
4. Mặc đồ bó mang họa tiết cơ thể dạy sinh học
Để giúp cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ dàng hình dung được các bộ phận bên trong của cơ thể cô Debby Heerkens giáo viên Trường Groene Hart Rijnwoude (Hà Lan) đã mặc bộ đồ ôm sát người in đậm những họa tiết đó.
Cô Debby Heerkens giảng bài sinh động với bộ đồ bó mang họa tiết cơ thể (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Mỗi lớp đồ của cô lại mô phỏng các bộ phận khác nhau. Trong đó, có lớp hình cấu trúc xương, có lớp mô phỏng các mô, lớp khác là cơ quan nội tạng... tất cả làm nổi cật các cơ quan thiết yếu và cơ chế hoạt động của chúng. Vừa nghe giảng, vừa có những hình ảnh minh họa sống động đã khiến cho những học sinh trong lớp học thích thú.
Cách làm của cô đã nhận được sự khen ngợi vì cách dạy sáng tạo giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn sinh học .
Hạ Vân (tổng hợp)