Tin Mới
Nóng 24h
Ad
  1. Đời sống
  2. Cuộc Sống

Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn cua đồng

Nguyễn Thị Thỏa
Thứ hai, 03/03/2014, 08:36 (GMT+7)
likefb
sharefb

(Tinmoi.vn) Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây không nên ăn cua đồng vì có thể sẽ gặp vấn đề bất lợi cho sức khoẻ.

Ad
  • Cua đồng Trung Quốc tràn ruộng Việt Nam?
  • Xôn xao nghi án cua đồng nhiễm độc

(Tinmoi.vn) Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây không nên ăn cua đồng vì có thể sẽ gặp vấn đề bất lợi cho sức khoẻ.

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn (Ảnh minh hoạ)

Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ.

Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét... xMột số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether hay ethanol từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết.

 Phụ nữ có thai

Theo BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non. Còn lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục… nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.

 Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).

 Người bị gút

Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

Người mới ốm dậy

Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.

Người bị dị ứng

Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Người có huyết áp cao

Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.

Người bị hen

Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.

Xem thêm Video HOT trên Tin Mới Vẻ đẹp diệu kỳ của con người qua nghệ thuật tạo hình siêu thực

 

 

Thoa Nguyễn (TH)

Nguyễn Thị Thỏa (t/h)

Nguoi dua tin
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Từ khóa:
ai không nên ăn cua đồng
cua đồng
lợi ích của cua đồng

Cùng chuyên mục

Cập nhật KQXS Vietlott siêu nhanh, siêu chính xác tại Xổ Số Hoàng Kim

Vì sao cách vay tiền bằng cà vẹt xe máy vẫn “sống khỏe”?

Sàn gỗ nhựa Việt Pháp - Xu hướng vật liệu xây dựng bền vững

Giải mã 5 điều người nuôi thú cưng hiện đại cần quan tâm khi chọn thức ăn cao cấp cho thú cưng

Người bán rau lâu năm nhắc nhỏ: Chớ nên mua cải thảo khi có 3 dấu hiệu này

Sử dụng giấy phép lái xe bị mờ ảnh có bị phạt?

Tinmoi.vn là trang thông tin điện tử tổng hợp của Công ty Cổ phần truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Huế

ĐT: +84-243-5586999

Email: tinmoi@netlink.vn

Địa chỉ trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Star, Lô D32 KĐT Cầu Giấy, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Liên hệ quảng cáo: 098 555 89 66 - Email: tha@netlink.vn

Giấy phép số 4540/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp.

Tin tức mới nhất Nóng 24h
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
© Bản quyền thuộc về Tinmoi.vn
© Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tinmoi.vn