(Tinmoi.vn) Mật ong rất tốt cho sức khoẻ và là thuốc chữa một số bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi sử dụng mật ong, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sử dụng sau.
Tác dụng của mật ong
- An thần: trộn 2-3 thìa mật ong với nước chanh hoặc cam vắt pha trong cốc nước nguội uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chữa ho: Cho 5-10 nhánh tỏi bỏ vỏ cho vào lọ mật ong (70-100 ml) ngâm trong 2-3 ngày là có thể dùng được. Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần một muỗng. Chú ý, khi cho trẻ em thì nên pha loãng hơn.
- Chữa viêm loét dạ dày: mỗi ngày uống 10 ml mật ong pha với 1 ly nước ấm, uống từ từ, sau một thời gian sẽ hết viêm dạ dày. Có thể trộn mật ong với bột nghệ để dùng.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 – 4 cốc.
- Bảo vệ tim mạch: mỗi ngày uống từ 50 đến 140g mật ong trong 1 – 2 tháng, bệnh sẽ thuyên giảm.
- Ngăn ngừa huyết áp: pha nước với 1 thìa mật ong và nước ép gừng, uống hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Chữa mất ngủ: Mật ong có tác dụng giải tỏa căng thẳng thần kinh, và có tác dụng nhất định trong giảm đau. Trước khi đi ngủ bạn có thể pha trộn một ít mật ong vào một cốc sữa ấm và uống, bạn có thể ngủ một cách dễ dàng.
Ai không nên dùng mật ong
- Bệnh nhân xơ gan
Nói chung, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.
- Trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong giàu dinh dưỡng. Vì thế nhiều bà mẹ do vừa muốn điều chỉnh hương vị, vừa muốn thêm mật ong để tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, vì rất tốt cho họng, các cụ xưa cũng thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong.
- Bệnh nhân tiểu đường
Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.
Mật ong không dùng chung với những gì
- Mật ong kỵ với cá chép
Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
- Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
- Mật ong và cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
- Mật ong kỵ với đậu phụ
Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Một số lưu ý khi bảo quản
Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Thoa Nguyễn (TH)
Xem thêm video trên Tin Mới