(Tinmoi.vn) Trứng gà là loại thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chế biên trứng gà thế nào là khoa học để đảm bảo sức khoẻ cho bạn thì vẫn còn những sai lầm không phải ai cũng hiểu rõ.
Trứng gà chưa nấu chín
Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.
Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
Trứng gà luộc chín quá
Trứng gà luộc quá lâu thì trên bề mặt của lòng đỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà tạo ra khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng gà luộc chín kỹ cũng không giữa được vị tươi ngon như khi nấu vừa độ, gây ảnh hưởng đến cảm giá ngon miệng của người thưởng thức.
Ăn trứng gà và đường
Trứng gà cho thêm được và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất “tiêu diệt” các axit aminh có lợi chơ cơ thể. Hơn nữa, chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.
Trứng gà luộc ngâm vào nước lã
Từ trước đến nay, chúng ta thường có thói ngâm trứng gà luộc vào nước lã để cho dễ bóc vỏ, nhưng các chuyên gia y tế khẳng định rằng đây là cách làm không đảm bảo vệ sinh. Trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.
Luộc trứng gà với lá chè
Trong lá chè có cả tính kiềm và tính chua, kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng gà và thành khác sẽ kích thích dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.
Trứng gà và mì chính
Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng cao natri clorua và amoniac có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này. Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hơngr không tốt cho hương vị và độ dinh dưỡng của trướng gà.
Bảo quản trứng đúng cách
Để bảo quản trứng được lâu dài, bạn nên lau sạch những vết bẩn trên vỏ trứng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây trứng bị ung. Bạn nên dùng giấy mềm hoặc khăn để lau trứng, không nên rửa trứng bằng nước để tránh trường hợp trứng bị ướt tạo nên nhiều lỗ thủng trên bề mặt sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Cách bảo quản trứng thông thường nhất là đặt trong tủ lạnh với nhiệt độ khoàng 4độ C là hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, còn một số mẹo để bảo quản trứng hiệu quả: Bạn có thể bôi một lớp dầu thực vật lên vỏ trứng, hoặc để trứng vào trong chiếc bình sạch, khô ráo, sau đó đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình, nước cao hơn trứng khoang 20-25cm. ngâm chừng nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô và cất giữ.
Nếu nhà bạn có trấu, bạn có thể rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng, cứ rải một lớp trấu để một lớp trứng cho đến khi đầy thùng, sau đó bịt kín thùng để nơi râm mát. Để khoảng 20 ngày đến 1 tháng lại mở thùng ra kiểm tra và lật trứng một lần.
Thoa Nguyễn (TH)
Xem thêm video trên Tin Mới Xem ếch bò Châu Phi khổng lồ săn mồi
Video có thể bạn quan tâm Xem rắn phục kích ăn thịt đồng loại trong chớp mắt