(Tinmoi.vn) Vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích ngày 8/3, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Thế nhưng, lịch sử ghi nhận nhiều vụ máy bay mất tích còn ly kỳ không kém.
Cho đến nay, rất nhiều nước đã cử tàu và máy bay để tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 bị mất tích nhưng vẫn bạt vô âm tín. Trước đó, thế giới cũng đã ghi nhận những vụ việc bí ẩn tương tự từng xảy ra.
Máy bay mất tích 45 năm vẫn như mới
Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Zealand, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến những người tìm kiếm không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc. Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó 45 năm trên đường bay từ Manila - Philippines đến đảo Mindanao. Trong khoang máy bay vẫn tìm thấy những tờ báo tuần thứ ba tháng 1/1937, ngày Chủ nhật.
Một nhóm chuyên gia hàng không của quân đội Indonesia được cử đến hiện trường. Sau khi xem xét nghiên cứu chiếc máy bay "như còn mới" đó, khi trở ra, ai cũng tái mặt và kinh ngạc. Ngành chủ quản phụ trách nghiên cứu lập tức ra lệnh phong tỏa khu vực mới phát hiện ra chiếc máy bay đó.
Các điều tra viên lúc đầu khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình nữa. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả.
Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn chưa ngả mầu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.
Điều khiến cho các nhân viên điều tra ngạc nhiên nhất là tình trạng máy bay. Trong bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.
Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.
Mất tích 17 năm bỗng xuất hiện gần sân bay
Ngày 04/04/1946, một máy bay của Mỹ bất ngờ bị mất tích. Không quân Mỹ đã huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không kết quả gì. Bất ngờ, vào năm 1962 chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới đõ xuống ngay chiều hôm đó, không ai nghĩ chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.
Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại bãi cát miền Bắc Mexico bỗng xuất hiện 05 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy bay vẫn sáng bóng, thùng nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy bay thì trống rỗng chẳng có một người. Các chuyên gia Mỹ cho rằng: Cả 05 máy bay đó điều mất tích từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác Bermunda. Nhưng việc đó vãn đang tranh luận, bởi có người nói rằng, phiên hiệu của máy bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là một sự thực không thể phủ nhận được.
Mã Morse bí ẩn
Ngày 2/8/1947, chiếc máy bay Star Dust của Hãng BSAA chở 11 người từ Buenos Aires (Argentina) tới Santiago (Chile) biến mất khi bay qua dãy núi Andes. Đài kiểm soát không lưu nhận được một tín hiệu bằng mã Morse đầy kỳ lạ từ máy bay: “STENDEC”. Không ai hiểu thông điệp này nghĩa là gì. Trong suốt 50 năm, nhiều giả thuyết đã được đặt ra như máy bay bị đặt bom, bị phá hoại, thậm chí bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Mãi đến cuối thập niên 1990, một số vận động viên leo núi mới phát hiện các mảnh vỡ của chiếc máy bay Star Dust chìm trong băng tuyết. Các chuyên gia đặt giả thuyết phi công không xác định được độ cao, cho hạ cánh khi vẫn đang bay trên đỉnh núi bị mây phủ kín rồi đâm vào núi. Nhưng thông điệp “STENDEC” vẫn là bí ẩn chưa ai giải thích được.
Huyền thoại “tam giác quỷ” Bermuda
Ngày 5/12/1945, năm máy bay của hải quân Mỹ rời Florida bay tập. Sau 1 giờ 30 phút, các phi công thông báo họ hoàn toàn mất phương hướng, la bàn bị hỏng. Cả năm chiếc đều rơi xuống biển. Điều kỳ lạ là một máy bay khác chở 13 người được cử đi tìm kiếm năm máy bay trên cũng mất tích nốt. Từ đó, câu chuyện về nỗi kinh hoàng ở “tam giác quỷ” Bermuda bắt đầu. Ngày 30/1/1948, một máy bay của Hãng hàng không Anh BSAA mang tên Star Tiger chở 25 hành khách cũng mất tích kỳ bí khi bay qua tam giác Bermuda.
Chuyến bay số 19 gồm 5 máy bay ném bom của Hải quân Mỹ được cho là đã mất tích tại khu vực Bermuda năm 1945. |
Một năm sau, ngày 17/1/1949, thêm một máy bay nữa của Hãng BSAA “bốc hơi” khi bay từ Bermuda tới Jamaica. Chiếc máy bay Star Ariel chở 20 hành khách cất cánh khi bầu trời quang đãng, không có gió mạnh. Mọi cuộc điều tra đều đưa ra kết luận là không thể xác định được nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Star Tiger cũng như Star Ariel.
>>> Xem thêm
Người nhà vụ máy bay mất tích bực tức với truyền thông
Na Sầm (tổng hợp)