Trong khi giáo viên vùng cao phải đến từng nhà vận động học sinh đi học, thì ở Hà Nội, phụ huynh phải xếp hàng thâu đêm xin học.
Sau mỗi kỳ nghỉ Tết, các thầy cô giáo vùng cao trở lại trường cùng với bao bộn bề lo toan, nhưng vẫn không quản khó khăn lặn lội đến từng nhà để vận động học sinh ra lớp. Nhờ vậy tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể qua từng năm.
Người đưa tin đã đồng hành cùng các thầy cô giáo của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang để ghi lại những hình ảnh về công việc khó khăn nhưng đầy ý nghĩa này.
Thầy giáo Hoàng Văn Cương và cô Đỗ Thị Thúy, giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm dịch – Hoàng Su Phì đã vượt qua những dốc núi đến các thôn 5 và thôn 9 xã Nậm dịch huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang để vận động đưa các em ra lớp. Đây là 2 thôn có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống rải rác trên các sườn đồi, lưng núi, đời sống văn hóa lạc hậu, kinh tế của còn nhiều thiếu thốn.
Theo tin tức, đã hơn 9 năm gắn bó với nghề dạy học trên vùng cao nên thầy Cương cũng như cô Thúy đã quá quen với công việc này. Ngoài kiến thức chuyên môn, các thầy cô giáo vùng cao còn phải tìm hiểu về văn hóa của đồng bào địa phương.
Hầu hết người Mông sống rải rác ở các sườn đồi hoặc trên đỉnh núi cao.
Đồng bào người Mông ở thôn 5 và thôn 9 xã Nậm dịch thường ăn Tết Nguyên đán lâu, kéo dài đến hết tháng Giiêng, vì vậy học sinh không đến trường như thường lệ. Chính vì vậy, sau mỗi buổi sáng đứng trên mục giảng, buổi chiều các thầy cô lại tranh thủ đi đến từng nhà để vận động học sinh quay lại lớp học.
Trong khi đó tại Hà Nội, tình trạng quá tải ở bậc học mầm non và tiểu học đã khiến nhiều phụ huynh phải thức trắng đêm đội mưa hay dưới trời oi bức, xếp hàng, xô đẩy trước cổng trường để xin cho con học.
Theo nhiều phụ huynh, để con trẻ được học trong ngôi trường tốt, việc thức đêm như vậy cũng chẳng thành vấn đề. Tuy nhiên, dù có cố thủ để nộp được hồ sơ, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng việc con cái mình có được nhận vào học hay không.
Theo Người đưa tin