Siêu Trái đất là từ chỉ ngoại hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời, có khối lượng lớn hơn hành tinh của chúng ta nhưng nhẹ hơn những hành tinh băng khổng lồ, theo NASA. Chúng được tạo ra bởi sự kết hợp giữa khí, đá và có thể có kích thước gấp 10 lần khối lượng Trái đất. Những hành tinh này được phát hiện từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh của NASA và Dự án SPECULOOS của Đại học Liège.
Cả 2 hành tinh mới được tìm thấy đều quay quanh LP 890-9, một ngôi sao lùn đỏ "hoạt động tương đối thấp", thường có vùng sinh sống hẹp. Hành tinh đầu tiên, LP 890-9b hay TOI-4306b, lần đầu được vệ tinh NASA chụp được, sau đó được SPECULOOS xác nhận là ngoại hành tinh. Nó lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 30% với bán kính hơn 5.200 dặm, quay quanh mặt trời của nó chỉ trong 2,7 ngày.
Hành tinh thứ hai, LP 890-9c hay SPECULOOS-2c, nằm cách ngôi sao chủ xa hơn so với hành tinh đầu. Nó lớn hơn Trái đất khoảng 40% với bán kính hơn 5.400 dặm và thời gian quay quanh ngôi sao chủ dài gấp 3 lần hành tinh lân cận. "Mặc dù hành tinh này quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ, ở khoảng cách ngắn hơn khoảng 10 lần so với sao Thủy quay quanh Mặt trời của chúng ta, lượng bức xạ mà nó nhận được vẫn thấp và có thể có nước trên bề mặt, với điều kiện là nó có đủ không khí", đồng tác giả Francisco Pozuelos cho biết.
Ngôi sao chủ của hành tinh, LP 890-9 nhỏ hơn khoảng 6,5 lần và có nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với mặt trời của chúng ta, ông giải thích. "“Điều này giải thích tại sao LP 890-9c, mặc dù ở gần ngôi sao chủ hơn nhiều so với Trái đất gần Mặt trời nhưng nó vẫn có các điều kiện thích hợp cho sự sống", Pozuelos nói thêm.
Các nhà nghiên cứu hiện có kế hoạch nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh này để xác định xem nó có thể ở được không. Dựa trên những phát hiện của họ, người ta tin rằng nó có thể là hành tinh trên cạn thuận lợi thứ hai để duy trì sự sống.
Trưởng nhóm nghiên cứu Laetitia Delrez cho biết: “Việc phát hiện ra LP 890-9c mang đến cơ hội duy nhất để hiểu rõ hơn và hạn chế các điều kiện sinh sống xung quanh các ngôi sao nhỏ nhất và mát nhất trong vùng lân cận hệ mặt trời của chúng ta.
Phát hiện mới được đưa ra chỉ vài tuần sau khi các nhà khoa học công bố phát hiện ra một "siêu Trái đất" khác có khả năng hỗ trợ sự sống, gọi nó là "thế giới nước". Ngoại hành tinh, có tên TOI-1452 b, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ, cách hành tinh của chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng, mà các nhà khoa học nói là "khá gần".
(Theo CBS)