Truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt đã có từ bao đời nay, Tết thanh minh với thói quen tảo mộ trong ngày xuân đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Đối với người Việt, Tết thanh minh còn được coi là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Do đó, cứ đến ngày 3.3 âm ịch, mọi người dù đi đâu cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ và cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
Tục tảo mộ bày tỏ sự biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Ảnh: Internet |
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang ngôi mộ của tổ tiên. Ảnh: Internet |
Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà.
Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ chính là việc sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ. Theo đó, họ sẽ không để các loài động vật hoang dã như rắn, chuột...đào hang hoặc làm tổ vì sẽ phạm đến linh hồn của những người đã khuất.
Sau khi dọn dẹp xong xuôi, người tảo mộ sẽ thắp vài nén hương và đốt vàng mã hoặc đặt thêm hoa lên mộ người đã mất.
Ý nghĩaTục tảo mộ bày tỏ lòng nhớ ơn đến những người quá cố thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và tinh thần nhân văn sâu sắc.
Minh Di (tổng hợp)