"Lực lượng công nhân gom rác rất đông, họ nhặt cả những túi nilong nên không thể có chuyện một ống sắt to như thế (nếu có) lại không ai nhặt. Không có chuyện những người nhặt rác bỏ ống sắt lớn được. Tôi hơi nghi ngờ", ông Tấn nói.
"Tôi hơi nghi ngờ"
Ngày 8/4, trả lời trên báo Chất lượng Việt Nam, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (Bộ KH&CN) cho biết, Đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ cùng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp Kbec Vina (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) để tìm hiểu thông tin từ công nhân Trần Văn Toàn - người báo tin từng vứt vật thể giống thiết bị phóng xạ mà cơ quan chức năng đang tìm kiếm xuống bãi rác này.
Từ thông tin của người dân, Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân kết hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp để tìm hiểu và dò tìm vào ngày hôm qua (7/4). Tuy nhiên, do bãi rác đã bị lấp đầy đến 10m nên không thể tìm được vật thể lạ nghi phóng xạ.
Cục trưởng Cục An toàn và bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn (bìa trái) trao đổi với anh Trần Văn Toàn (bìa phải) tại bãi chôn rác Tóc Tiên. Ảnh: Tuổi trẻ
Mặt khác, ông Vương Hữu Tấn tỏ ra không mấy hy vọng, vị trí này có thể là nơi thiết bị phóng xạ có mặt.
"Lực lượng công nhân gom rác rất đông, họ nhặt cả những túi nilong nên không thể có chuyện một ống sắt to như thế (nếu có) lại không ai nhặt. Không có chuyện những người nhặt rác bỏ ống sắt lớn được. Tôi hơi nghi ngờ", ông Tấn nói.
Mặc dù không mấy tin tưởng vào vị trí này nhưng Cục trưởng Tấn cho biết, cơ quan này đã đề nghị Công an tỉnh lấy lại lời khai của tất cả công nhân bãi rác, không riêng anh Toàn - người đem đến thông tin về vật thể lạ từ bãi rác. Mặt khác, lực lượng chức năng cũng sẽ không thể khẳng định được gì nếu không đào bãi rác lên dò tìm.
Nói về khả năng phóng xạ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường của thiết bị thất lạc này, ông Vưỡng Hữu Tấn trấn an: "Tác động va đập bình thường khó có thể gây ra hư hỏng; không có khả năng rò rỉ phóng xạ ra môi trường vì chất này đã được cô đặc như một lõi sắt".
Trước đó, anh Trần Văn Toàn (công nhân tại bãi rác) cung cấp thông tin: Khoảng tháng 10/2014, anh thấy một thiết bị như ruột phích nước (bình thủy) bình thủy tinh, nặng khoảng 6 -7 kg, có kíp nổ và trên thân có hình tam giác màu vàng. Sau khi cơ quan chức năng xác định thiết bị này không phải là bom, anh Toàn đã ném xuống bãi chôn lấp.
Những ảnh hưởng của thiết bị phóng xạ
Theo Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc sử dụng để đo mực thép lỏng trên dây chuyền sản xuất phôi thép. Nguồn phóng xạ có hoạt động hiện tại khoảng 2,33 mCi. Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức liều chiếu xạ cho phép đối với người bình thường trong một năm chỉ là 1mSv.
Mức độ nguy hiểm gây ra bởi các loại bức xạ khác nhau được xác định bằng cách nhân liều bức xạ hấp thu (Gy) với trọng số bức xạ, thấp nhất là 1 đối với bức xạ Gamma và cao nhất là 20 đối với bức xạ Alpha. Khi một liều hấp thụ được nhân với trọng số bức xạ thích hợp, thì kết quả tính được là liều tương đương, đo bằng Sv hay mSv. Mọi liều tính bằng Sv hay mSv đều tương đương nhau, không kể là loại bức xạ nào.
Nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai
Nếu trong thiết bị này có chứa nguồn phóng xạ Urani thì mức độ nguy hiểm khó lường hơn. Nếu tiếp cận nguồn phóng xạ Urani người ta có thể tử vong ngay.
Còn về mặt nguyên tắc việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.
Những hậu quả khi nhiễm xạ toàn thân
Liều chiếu liên tục suốt đời cũng như các liều một lần dưới 1.000 mSv sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào cho sức khoẻ. Hậu quả có khả năng duy nhất là nguy cơ ung thư sau này. Những ảnh hưởng sinh học ở liều toàn thân chịu trong thời gian ngắn (giây, phút hoặc giờ) như sau:
Dưới 1.000 mSv: Liều một lần sẽ không gây ra triệu chứng gì có thể nhận thấy được. Không có liều kế và những thông tin chính xác về sự cố, người ta thường không biết được là bị nhiễm xạ. Các phân tích máu sẽ cho thấy hiện tượng giảm bạch cầu, khả năng chỉ còn 80% lượng ban đầu, nhưng lượng bạch cầu bình thường sẽ hồi phục trong thời gian ngắn.
Trong khoảng 2.000 mSv: Liều một lần có thể gây ra các triệu chứng nhẹ, không cụ thể như buồn nôn, đau đầu sau khi bị nhiễm xạ khoảng 2 giờ. Nhưng vì các hoạt động của mỗi người khác nhau, nên không thể định ra được liều tối thiểu tuyệt đối cho các biểu hiện triệu chứng. Một liều 2.000 mSv làm giảm khoảng 50% cả bạch cầu và hồng cầu, đó là kết quả đo một tuần trước và sau khi xảy ra sự cố. Mức bình thường trở lại tương đối nhanh.
Trong khoảng 3.000 mSv: Nhiều người có chung những triệu chứng bệnh nhiễm xạ, nếu liều là 3.000 mSv trở lên. Các triệu chứng không cụ thể và giống nhiều bệnh thường thấy như mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị mệt, sốt, đi ngoài. Các triệu chứng cũng có thể do tâm lý. Mức độ xuất hiện của các triệu chứng phụ thuộc vào liều xạ. Liều mạnh hơn, thì triệu chứng xuất hiện sớm hơn (vài giờ, hoặc vài ngày). Sau ít ngày, bệnh nhân có thể cảm thấy khoẻ hơn, các dấu hiệu bệnh xuất hiện với các triệu chứng như xuất huyết dưới da, nhiễm khuẩn, mất nước và có khả năng rụng tóc. Thường có ít nguy cơ tử vong, đa số bệnh nhân phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng.
Từ 4.000 đến 6.000 mSv: Các triệu chứng xuất hiện vài tuần sau khi nhiễm xạ là do tổn thương niêm mạc ruột hoặc tuỷ xương. Ở liều xạ này, tổn thương rất khó chữa. 4.000 mSv có khả năng đe doạ cuộc sống; 5.000 mSv có thể gây ra tử vong và 6.000 mSv hầu như chắc chắn gây tử vong, nếu không cấp cứu kịp thời.
Tổn thương đường tiêu hoá làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và dung dịch khó khăn, mà việc điều trị lại cần các dung dịch. Sự tổn thương tuỷ xương gây thay đổi trong máu đủ gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu giảm nghiêm trọng và xuất hiện xuất huyết niêm mạc ruột, dạ dày. Có trường hợp lượng bạch cầu giảm mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân cần tránh các nguy cơ lây nhiễm. Việc điều trị cần có truyền máu và cấy tuỷ.
Mức độ nguy hiểm gây ra bởi các loại bức xạ khác nhau được xác định bằng cách nhân liều bức xạ hấp thu (Gy) với trọng số bức xạ, thấp nhất là 1 đối với bức xạ Gamma và cao nhất là 20 đối với bức xạ Alpha. Khi một liều hấp thụ được nhân với trọng số bức xạ thích hợp, thì kết quả tính được là liều tương đương, đo bằng Sv hay mSv. Mọi liều tính bằng Sv hay mSv đều tương đương nhau, không kể là loại bức xạ nào.
Nếu trong thiết bị này có chứa nguồn phóng xạ Urani thì mức độ nguy hiểm khó lường hơn. Nếu tiếp cận nguồn phóng xạ Urani người ta có thể tử vong ngay.
Còn về mặt nguyên tắc việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.
Những hậu quả khi nhiễm xạ toàn thân
Liều chiếu liên tục suốt đời cũng như các liều một lần dưới 1.000 mSv sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào cho sức khoẻ. Hậu quả có khả năng duy nhất là nguy cơ ung thư sau này. Những ảnh hưởng sinh học ở liều toàn thân chịu trong thời gian ngắn (giây, phút hoặc giờ) như sau:
Dưới 1.000 mSv: Liều một lần sẽ không gây ra triệu chứng gì có thể nhận thấy được. Không có liều kế và những thông tin chính xác về sự cố, người ta thường không biết được là bị nhiễm xạ. Các phân tích máu sẽ cho thấy hiện tượng giảm bạch cầu, khả năng chỉ còn 80% lượng ban đầu, nhưng lượng bạch cầu bình thường sẽ hồi phục trong thời gian ngắn.
Trong khoảng 2.000 mSv: Liều một lần có thể gây ra các triệu chứng nhẹ, không cụ thể như buồn nôn, đau đầu sau khi bị nhiễm xạ khoảng 2 giờ. Nhưng vì các hoạt động của mỗi người khác nhau, nên không thể định ra được liều tối thiểu tuyệt đối cho các biểu hiện triệu chứng. Một liều 2.000 mSv làm giảm khoảng 50% cả bạch cầu và hồng cầu, đó là kết quả đo một tuần trước và sau khi xảy ra sự cố. Mức bình thường trở lại tương đối nhanh.
Trong khoảng 3.000 mSv: Nhiều người có chung những triệu chứng bệnh nhiễm xạ, nếu liều là 3.000 mSv trở lên. Các triệu chứng không cụ thể và giống nhiều bệnh thường thấy như mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị mệt, sốt, đi ngoài. Các triệu chứng cũng có thể do tâm lý. Mức độ xuất hiện của các triệu chứng phụ thuộc vào liều xạ. Liều mạnh hơn, thì triệu chứng xuất hiện sớm hơn (vài giờ, hoặc vài ngày). Sau ít ngày, bệnh nhân có thể cảm thấy khoẻ hơn, các dấu hiệu bệnh xuất hiện với các triệu chứng như xuất huyết dưới da, nhiễm khuẩn, mất nước và có khả năng rụng tóc. Thường có ít nguy cơ tử vong, đa số bệnh nhân phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng.
Từ 4.000 đến 6.000 mSv: Các triệu chứng xuất hiện vài tuần sau khi nhiễm xạ là do tổn thương niêm mạc ruột hoặc tuỷ xương. Ở liều xạ này, tổn thương rất khó chữa. 4.000 mSv có khả năng đe doạ cuộc sống; 5.000 mSv có thể gây ra tử vong và 6.000 mSv hầu như chắc chắn gây tử vong, nếu không cấp cứu kịp thời.
Tổn thương đường tiêu hoá làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và dung dịch khó khăn, mà việc điều trị lại cần các dung dịch. Sự tổn thương tuỷ xương gây thay đổi trong máu đủ gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu giảm nghiêm trọng và xuất hiện xuất huyết niêm mạc ruột, dạ dày. Có trường hợp lượng bạch cầu giảm mạnh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân cần tránh các nguy cơ lây nhiễm. Việc điều trị cần có truyền máu và cấy tuỷ.
Thiết bị dò tìm nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai.
Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả liều 1.000 mSv cũng là ngoại lệ chỉ có thể bị trong chiến tranh hạt nhân, trong xạ trị hoặc do một số sự cố hạt nhân.
Liều từ 6.000 mSv trở lên: Sau liều vượt quá 6.000 mSv, hy vọng sống được sau vài tuần là điều khó. Nếu liều vượt quá 10.000 mSv, niêm mạc ruột bị huỷ hoại không chữa được, gây mất nước trong vài tuần. Nếu liều khoảng 50.000 mSv, hệ thần kinh trung ương bị huỷ hoại, gây nôn mửa và choáng ngay lập tức, dẫn đến bất tỉnh và gây tử vong trong vài giờ hoặc vài ngày.
Trong trường hợp bức xạ liều thấp, việc không có khả năng tìm ra mức độ rủi ro dựa trên cơ sở quan sát được, có nghĩa là rủi ro là tương đối thấp. Chúng ta không thể biết được về sự rủi ro, chúng ta chỉ có thể phòng chừng. Do vậy, có thể khẳng định rằng, rủi ro từ các liều xạ nhỏ đối với sức khoẻ nhỏ đến nỗi, không có phương pháp nghiên cứu khoa học nào dựa trên quan sát, lại có thể phân biệt nó một cách rõ ràng.
T.Phong (tổng hợp)