- 6 mẫu Smartphone tầm trung giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn trong đêm Giao thừa
- Loạt smartphone viền vàng lên kệ dịp Tết giá từ 8 triệu đồng
- Chiêm ngưỡng mẫu smartphone chỉ có thể đến từ tương lai
- 6 mẫu Smartphone tầm trung giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn trong đêm Giao thừa
- Loạt smartphone viền vàng lên kệ dịp Tết giá từ 8 triệu đồng
- Chiêm ngưỡng mẫu smartphone chỉ có thể đến từ tương lai
Sony, gã khổng lồ của làng công nghệ ngày nào, giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình. Nguyên nhân nào khiến Sony đánh mất vị thế bá chủ một thời? Hướng đi nào cho tương lai của Sony?
Ở thời kì đỉnh cao, Sony đã tạo ra nhiều sản phẩm đáng ngưỡng mộ. Chắc hẳn ai cũng phải yêu thích một hoặc một vài sản phẩm nào đó có nhãn Sony. Sony Walkman, Sony Ericsson, Sony Vaio, Sony Cyber-shot, Sony Bravia, Sony PlayStation, Sony Xperia đều là những thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường – và đó chỉ mới là thống kê riêng về lĩnh vực điện tử, tiêu dùng. Sony là một tập đoàn lớn kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nữa từ phim ảnh, âm nhạc đến tài chính.
Với những cái tên nổi bật như thế, sự tụt dốc của Sony có gây khó hiểu cho bạn? Lẽ ra là đi lên, đằng này Sony ngày càng đi xuống. Sự đi xuống của Sony đến từ nhiều nguyên nhân, như
Độc quyền không đúng lúc - Sony cũng phát triển một số công nghệ độc quyền và cố gắng dùng tên tuổi của mình đưa chúng vào cuộc sống. Tuy nhiên sai lầm xảy ra khi thương hiệu Sony không thực sự đủ mạnh, đủ phổ biến đến mức không thể thay thế. Chuẩn thẻ nhớ Memory Stick, băng video Betamax, đĩa Multi-Media Compact Disc (MMCD, hợp tác với Philips), tiêu chuẩn SDDS (Sony Dynamic Digital Sound)… là ví dụ. Công sức và tiền bạc đầu tư vào mỗi sản phẩm là không nhỏ nhưng việc không được ứng dụng rộng rãi đã gây tác dụng ngược lên chính Sony.
Sony Vaio
Đa dạng hóa - Đa dạng hóa sản phẩm dĩ nhiên là tốt, nhưng Sony đã sai lầm khi đa dạng hóa những sản phẩm cao cấp nhất như laptop Vaio hay smartphone Xperia Z. Có thời điểm có khoảng gần chục model Vaio cùng tồn tại trên thị trường. Đau đầu ở chỗ cái nào cũng “cao cấp, đẹp, tân tiến, tinh tế”. Tương tự, mỗi năm Sony lại cho ra đời 2 smartphone Xperia Z. Smartphone cao cấp nhất mất giá tới 2 lần chỉ trong 1 năm, thụt lùi công nghệ 2 lần chỉ trong 1 năm là điều chủ sở hữu khó chấp nhận.
Riêng về khoản đa dạng smartphone, nói không với đa dạng như Apple hay đa dạng loạt sản phẩm bình dân nhưng các nhà sản xuất Android khác lại là một hướng đi hợp lí hơn.
Giá - Nhắc đến Sony, ngoài chất lượng tốt thì chúng ta nghĩ ngay tới giá, giá cao. Một chiếc laptop Vaio có cấu hình ngang bằng hàng Acer, Asus nhưng giá cao hơn ít nhất là 30%. Xperia Z3 hiện tại đang có giá 15 triệu còn Galaxy S5, One M8 hay G3 chỉ trong vòng 10 đến 13 triệu. TV LED 32 inch hiệu Sony gần 7 triệu, các hãng khác chỉ khoảng gần 5 triệu…
Google cụm từ “Qualia Sony” và bạn sẽ thấy được bộ sản phẩm siêu đắt. TV CRT 11000 USD (2003), tai nghe 2400 USD (2004), TV LCD 10000 USD (cũng 2004)...
Qualia 015, TV CRT 36 inch giá 11000 USD
Tiền nào của nấy, công nhận là như vậy nhưng số lượng khách hàng có nhu cầu mua hàng giá tốt luôn cao hơn. Chưa tính việc không phải người nhiều tiền nào cũng ưu tiên hàng Sony.
Hướng đi nào trong tương lai?
20 năm trước, Sony “nỗ lực hết mình” mới tung ra được máy chơi game PlayStation (thế hệ đầu tiên). Vài ngày trước, CEO Kaz Hirai – chủ quản bộ phận PlayStation trước đây – tuyên bố công ty sẽ ngừng phát triển những sản phẩm điện tử tiêu dùng, trừ PlayStation.
Sony từng sản xuất rất nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng. Trớ trêu thay gần như mọi sản phẩm Sony từng chiếm ưu thế đang bị thay thế bởi smartphone. Càng trớ trêu hơn khi smartphone lại là mảng khiến Sony thua lỗ thậm tệ nhất.
Kết quả kinh doanh Q2/2014 của Sony
PlayStation có thể xem là sản phẩm điện tử tiêu dùng duy nhất còn lại không thể (hay chưa thể) bị smartphone chiếm chỗ, và Kaz Hirai xem đó là lối thoát khả thi nhất. Sony PlayStation giờ đây đã trở thành thương hiệu mạnh nhất Sony từng tạo ra. Nếu Xbox chiếm ưu thế ở khu vực Bắc Mĩ thì PlayStation tận hưởng chiến thắng ở thị trường châu Á và châu Âu.
Trong bối cảnh đó, ngày 18/02/2014, CEO Kaz Hirai tuyên bố Sony sẵn sàng từ bỏ thêm 2 mảng kinh doanh TV và smartphone, tương tự như thương hiệu laptop Vaio hồi năm ngoái. Có lẽ Sony nên nghỉ làm smartphone vốn phụ thuộc quá nhiều vào Google, lại bị Samsung vượt xa. Sony cũng nên ngừng TV, lợi nhuận mang lại gần như không đáng kể mà lại đang bị nhiều đối thủ như Samsung hay Toshiba hăm he vượt mặt. Bộ phận hình ảnh và âm thanh của Sony cũng đang trong quá trình tách riêng.
PlayStation và Xperia
Nhắc đến PlayStation, bạn có thắc mắc vì sao nó được chọn làm hướng đi mới? Như đã nói ở trên, đó là sản phẩm thành công nhất của Sony tính đến thời điểm này. Họ bán được 150 triệu PlayStation 2, 80 triệu PlayStation 3. Chiếc PlayStation đầu tiên bị lỗ khi bán ra (thu lời từ đĩa game), còn PlayStation 4 đã có lợi nhuận trên mỗi máy và còn thu thêm từ các dịch vụ kèm theo.
Bên cạnh PlayStation, có lẽ Sony chỉ cần duy trì việc bán cảm biến camera cho iPhone cũng như cho smartphone Android khác đồng thời duy trì những mảng làm ra tiền không liên quan đến điện tử tiêu dùng.
Xperia Z3 với camera đặc trưng
Kể ra cũng buồn khi nhìn thấy sự thu hẹp của Sony nhưng vẫn tốt hơn là nghe tin họ phá sản. Lạc quan mà nói, Samsung không có PlayStation, Apple không có PlayStation, chỉ Sony sở hữu PlayStation. Đối thủ duy nhất đủ khả năng cạnh tranh với Sony PlayStation chỉ có Microsoft Xbox. Nhưng Microsoft đang có nhiều thứ để quan tâm chứ không chỉ Xbox, và đó là cơ hội cho Sony.
Diệu Quỳnh