- Tai nạn kinh hoàng khiến hơn 20 học sinh thiệt mạng
- Thần đồng Đỗ Nhật Nam thành Tổng biên tập tờ báo Đông Nam Á
- Ngắm nhan sắc nữ sinh tự xưng là "đệ nhất mỹ nhân"
Nhiều bậc cha mẹ than thở là mình có hiểu biết và có cách nuôi dạy con tử tế, nhưng con đi học lại bị bắt nạt, thậm chí bị bạn đánh, thầy cô trù dập, cha mẹ lại nhiều khi bó tay. Vì sao con trẻ bị bắt nạt không nhờ thầy cô can thiệp, cả khi cha mẹ đã nói chuyện với giáo viên rồi, trẻ cho biết: "Càng báo thầy cô, con càng bị đánh nhiều hơn, họ bảo đánh cho chừa tội bẩm báo”. |
Bạo lực học đường nhức nhối nhiều năm Đó chỉ là chuyện trò bắt nạt trò. Kẻ bắt nạt thâm hiểm kín võ hơn là thầy cô giáo. Không chỉ hành hung thói thường mà bạo hành tinh thần, trù dập học trò nếu không đi học thêm, nếu hay hỏi những câu khó trả lời. Và một điều đau lòng hơn là học sinh "xử” thầy cô giáo khi không phục, khi đối thoại bất lực. "Tân sinh viên khó khăn liên hệ ngay...”, trên một tờ báo mới đây có dòng tin đó, là sự giúp đỡ khẩn cấp mọi tân sinh viên khó khăn. Nhiều người cũng có biết đến một số điện thoại là Ðường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 - hơn mười năm nay trợ giúp cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở các nhà trường, bói cả năm chẳng ra đường dây nóng can thiệp giúp đỡ cho học sinh/giáo viên bị bạo hành? Mơ ước một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em sẽ rất xa vời nếu các nhà trường mải lo dạy chữ, lo theo cho đủ các phong trào, quên rằng rất nhiều vấn đề xã hội trong trường học cần giải quyết. Bạo lực trong học đường chỉ là một. Còn các vấn đề bỏ học, nạn trầm cảm, bị bắt nạt, mâu thuẫn thầy trò, vấn đề nhút nhát, hiếu động, những hành vi không thích nghi, hội chứng tự tử…. thường âm ỉ trong học trò, chỉ bùng lên khi đã muộn. Theo mạng lưới công tác xã hội (CTXH) học đường thế giới, nhân viên xã hội học đường được đào tạo chuyên ngành sẽ giải quyết hiệu quả các vấn đề đặc biệt liên quan đến trẻ em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo trong trường học. Biện pháp để hạ nhiệt nạn bạo lực học đường thông qua con đường CTXH là thành công nhất. Nhân viên CTXH học đường sẽ tác động, cải thiện mối quan hệ giữa 4 đối tượng chính ở trường học là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục khác. Đó là cầu nối, đường dây nóng, điểm tựa tinh thần cho mọi thành viên trong trường. Chứ như hiện nay, có tình trạng những học sinh ngoan cũng phải "thủ dao” trong cặp để "tự bảo vệ”, vì theo các em cho biết, khi mình lâm nạn không tin có ai có thể bảo vệ kịp. Vấn đề là các nhà quản lý ở các Bộ, ngành có nhìn ra thuốc chữa tận gốc nạn bạo hành học đường, chữa nhiều vấn đề xã hội trong nhà trường, để mạnh dạn đầu tư ngành CTXH học đường, đưa vào chiến lược phát triển giáo dục. Có đủ "biên chế” cho mỗi trường có ít nhất một người, các vấn đề xã hội của học sinh dù có xu hướng gia tăng cũng sẽ được giải quyết bài bản hơn, thay vì xử lý như hiện nay, nhà trường chỉ biết cho học sinh hư hỏng quá ... nghỉ học! Nhiều gia đình chỉ biết cho con từ nhỏ đi … học võ! Mùa khai giảng năm ngoái, Bộ GD&ĐT đã ký kết với Bộ Công an Thông tư phối hợp phòng, chống ma túy, đảm bảo an ninh trong nhà trường và ngoài nhà trường giúp học sinh tránh bị người khác đánh, bị trấn lột và hạn chế học sinh đánh nhau. Tuy nhiên tình hình thực tế chưa cải thiện được như mong muốn. Gần đây nhất là vụ bạo hành trẻ tự kỷ ở trường học chui không phép... Và những gì xã hội biết đến mới là phần nổi của tảng băng bạo hành kéo dài nhiều năm nơi học đường, bất chấp nhiều báo động, kêu cứu.. Vì vậy, một năm học mới đang đến, tìm thuốc trị bạo hành học đường, làm khỏe mạnh các vấn đề xã hội học đường, cần được đặt trên bàn nghị sự các nhà hoạch định Chính sách GD&ĐT càng sớm càng tốt. |
Theo Đại đoàn kết
Video bạn có thể quan tâm trên tinmoi.vn: Clip quay lén Xuân Hinh và cơ hội lên đồng
//