1. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo tăng cường giáo dục phòng tránh xâm hại trẻ em
Người lao động đưa tin cho hay liên quan đến vụ việc cháu bé 7 tuổi bị sàm sàm sỡ trong thang máy tại Q.4 (TPHCM), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ đã có hướng dẫn tâm lý học đường nhưng thời gian tới sẽ tăng cường hướng dẫn thêm kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh.
Cụ thể, sáng ngày 4/4, bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết để phòng tránh trẻ em bị xâm hại thì việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh cũng rất quan trọng.
Chung quan điểm với nhà trường, gia đình cần tăng cường dạy học sinh, con em các kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm ở nơi công cộng như thang máy, nhà vệ sinh công cộng..., Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: "Bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn tâm lý học đường nhưng nay phải tăng cường hướng dẫn thêm các kỹ năng để học sinh biết phòng tránh.
Tới đây sẽ chỉ đạo các sở, các trường đẩy mạnh, tăng cường việc giáo dục, phổ biến kỹ năng cho học sinh" – ông Nhạ cho hay.
2. Sửa luật giáo dục theo hướng một chương trình, một số sách giáo khoa
Thanh Niên đưa tin cho hay UB Văn hóa - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội vẫn giữ quan điểm đưa vào dự thảo luật Giáo dục quy định một chương trình, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa.
Cụ thể vào sáng ngày 4/4 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị đại biểu chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, sẽ thảo luận về dự án luật Giáo dục (sửa đổi).
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội (ủy ban) trình bày tại hội nghị đề cập tới một số nội dung cơ bản của dự luật này.
3. Yêu cầu xử lý nam sinh đâm bạn trên tinh thần giáo dục
Tuổi Trẻ đưa tin cho hay GĐ sở GD&ĐT Nghệ An đã yêu cầu Trường tiểu học Cửa Nam có hình thức xử lý vụ nam sinh lớp 5 dùng dao đâm bạn trên tinh thần giáo dục một cách khoa học, tránh tổn thương đối với trẻ.
Trước đó, chiều ngày 3/4, ông Thái Văn Thành - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An - đã tới thăm hỏi, chia sẻ với nam sinh L.V.T.K. (học sinh lớp 5, Trường tiểu học Cửa Nam 1, TP Vinh) bị bạn dùng dao đâm.
Sau một ngày bị bạn học cùng trường là N.Q.L. gây tổn thương ở phần mông, sức khỏe em K. đã cơ bản ổn định và tâm lý của em đã bình thường.
4. Không nên công khai danh tính thí sinh trong vụ nâng điểm thi
Dân Trí đưa tin cho hay liên quan đến vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia tại Hòa Bình, Sơn La, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng không nên công khai danh tính thí sinh đươc nâng điểm vì hậu quả với các em sẽ vô cùng nặng nề.
Cụ thể, cách xử lý liên quan đến vấn đề này cần thể hiện sự nhân văn và hướng đến tương lai của các em.
Chia sẻ về sai phạm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại một số địa phương, GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng đó là việc vô cùng đáng tiếc, nhất là trong bối cảnh từ Trung ương đến Chính phủ đều rất cố gắng đầu tư đến giáo dục, toàn xã hội quan tâm đến giáo dục.
Theo đó, những vi phạm nghiêm trọng này không chỉ dừng lại ở việc nâng điểm thi mà xa hơn chính là sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận từ cán bộ quản lý giáo dục đến các thầy cô giáo, sau đó là các em học sinh. “Đó mới là điều đáng lo nhất” - nguyên Phó Chủ tịch nước chia sẻ.