Một cậu bé 7 tuổi mới đây đã được cho là mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị tích cực trong phòng riêng. Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo sớm đã bị cha mẹ bé bỏ qua.
Bố mẹ ngã quỵ khi biết con bị suy thận
Cậu bé Lạc Lạc, 7 tuổi, người Trung Quốc, thời gian gần đây bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, có nhiều dấu hiệu đau đớn thân thể nhưng không rõ nguyên nhân. Bố mẹ bé đã phải đưa bé đến bệnh viện khám.
Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện thấy Lạc Lạc có dấu hiệu thiếu máu nghiêm trọng. Để kiểm tra nguyên nhân gây ra thiếu máu, các bác sĩ đã cho bé thực hiện việc xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.
Điều khiến gia đình bé không thể hình dung nổi, đó là sau khi có kết quả xét nghiệm, Lạc Lạc lập tức bị chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi khẩn cấp.
Theo các bác sĩ, chỉ số creatinine bình thường là khoảng 44-133umol/L, nhưng của Lạc Lạc lại có chỉ số cao tới 980umol/L. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số này cho thấy Lạc Lạc đã bị bệnh mãn tính ở mức độ nguy hiểm.
Sau khi nghe bác sĩ phân tích tình hình sức khỏe con trai, cha mẹ Lạc Lạc gần như sụp đổ, ngã quỵ ngay tại chỗ. Họ không chỉ bị sốc mà còn vô cùng hối hận, rằng tại sao không đưa con đến viện sớm hơn.
Trong thực tế, trước khi Lạc Lạc phát bệnh nặng, bé đã có rất nhiều những triệu chứng cảnh báo sớm, nhưng có thể cha mẹ bé đã không ra tay kịp thời, họ đã bỏ qua những "lời cầu cứu" từ cơ thể con trai trước đó.
Sau đây là những dấu hiệu bạn nên quan sát kỹ
1. Dễ cảm thấy mệt mỏi
Lạc Lạc từng cảm thấy ngủ không ngon. Bác sĩ cho rằng cần phải cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc.
2. Sắc mặt trở nên trắng nhợt nhạt
Điều này cho thấy có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Bác sĩ khuyên nên ăn uống thực phẩm bổ máu, ăn thêm chút táo tàu khô.
3. Trẻ bị thấp lùn hơn so với trẻ em cùng độ tuổi
Lạc Lạc thường vận động quá ít so với yêu cầu, bác sĩ yêu cầu cha mẹ cần cho trẻ chơi thể thao ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Cha mẹ bé Lạc cho biết, họ chỉ biết đến các triệu chứng bệnh thận cơ bản như chân tay sưng phù, đau lưng, không hề biết bệnh thận còn có những triệu chứng như trên. Bên cạnh đó, làm sao ai có thể ngờ được 1 đứa trẻ 7 tuổi đã bị bệnh thận, lại còn trong tình trạng nặng đến như vậy.
Bên ngoài hành lang bệnh viện, người thân của Lạc Lạc sau khi biết kết quả khám bệnh đã khóc.
Theo các bác sĩ, tỷ lệ người mắc bệnh suy thận mãn tính là khoảng 1 triệu/100 người, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 55% và phụ nữ là 45%. Độ tuổi trung bình phát bệnh phổ biến từ 40-50 tuổi. Tuy nhiên trẻ em mắc bệnh suy thận hiện không còn là trường hợp hiếm gặp.
Theo thống kê, có hơn 3 triệu trẻ em bị bệnh thận ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh thận đã tăng lên, và số trẻ bị suy thận mãn tăng với tốc độ 13% mỗi năm.
Bởi vì bệnh thận thường phát triển trong im lặng, hoặc các dấu hiệu không đặc trưng, không rõ ràng, khiến cho cha mẹ dễ bỏ qua. Để đến khi phát hiện ra trẻ bị mắc bệnh thì thường đã ở mức độ nặng, thậm chí đã đến giai đoạn nhiễm độc niệu.
4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến suy thận, ai cũng nên chú ý
1, Ăn quá no
Khi bạn ăn quá no, quá nhiều thức ăn, thận sẽ làm việc quá tải. Rất nhiều người mắc bệnh thận là vì ăn quá nhiều mà không biết.
Thận vốn là cơ quan nội tạng có trách nhiệm bài tiết và thải độc, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, trong thời gian dài thận sẽ khó chịu, mệt mỏi, tự nhiên dẫn đến sinh bệnh, suy thận.
2, Ăn quá mặn
Ăn quá mặn cũng có thể dễ dàng gây ra bệnh huyết áp cao. Tăng huyết áp là một căn bệnh có tính hệ thống, và nó thường là một cặp "chị em sinh đôi" với bệnh thận.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tổn thương thận do tăng huyết áp đã tăng lên. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày nên tuân theo chế độ ăn uống thanh đạm, kiểm soát lượng muối ăn vào, hàng ngày không nên quá 5 - 6 gram.
3, Ăn quá ngọt, quá béo
Ăn quá ngọt, quá nhiều dầu dầu mỡ và thực phẩm thuộc nhóm chất béo sẽ không chỉ làm tăng gánh nặng lên thận, mà còn gây . Béo phì có thể dẫn đến tăng hàm lượng mỡ, tăng trọng lượng, thể tích và phì đại vùng cầu thận.
Bệnh nhân béo phì cũng dễ bị kháng insulin, do đó gây nên bệnh tiểu đường. Khoảng 40% người mắc bệnh tiểu đường bị phát triển thành bệnh thận do tiểu đường, và đây cũng là một trong những loại bệnh thận khó điều trị nhất.
4, Ăn quá nhiều protein
Ăn quá nhiều protein có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, gây tăng acid uric máu. Khi nồng độ huyết thanh cao thì nguy cơ nồng độ axit uric gây độc cho thận là rất lớn, nó có thể gây ra tổn thương kẽ ống thận và thận, cuối cùng phát triển thành suy thận mãn tính và nhiễm độc niệu.
*Theo Health/QQ
Vân Hồng