Phố Yên Hòa, quận Cầu Giấy có thể là một trong những tuyến phố có kích thước đường giao thông nhỏ nhất Hà Nội. Cuộc sống người dân sinh sống nơi đây ảnh hưởng rất nhiều do việc đi lại ùn tắc. Liệu có phải đã đến lúc cần phải có những điều chỉnh cụ thể lại về khái niệm phố, ngõ để từ đó đề ra những quy định nhằm đảm bảo cuộc sống, đi lại của người dân không bị ảnh hưởng?
Di chuyển trong phố Yên Hòa vào giờ tan tầm thực sự là một "cực hình" với những người sinh sống quanh đây. Chỉ cần một chiếc ô tô đi vào là có thể gây ra hiện tượng ách tắc cục bộ.
Ô tô vẫn di chuyển trong tuyến phố Yên Hòa |
Chiếc xe ô tô nhỏ cũng có thể gây ùn tắc |
Chị hạnh (37 tuổi) người dân ở khu phố này phản ánh: "Ở đây ngày nào cũng xảy ra tắc đường giờ chiều đi làm về hoặc buổi sáng, chỉ cần có cái ô tô nào đi vào là tắc, nhiều lúc nhà các chợ có mấy chục mét mà đi mua bó rau cũng mất cả chục phút". Theo chị Hạnh cho biết tuyến phố Yên Hòa mới chỉ cấm xe ô tô giờ tan tầm từ phía đường Trung Kính đi vào, còn ô tô di chuyển từ phía đường Láng vẫn có thể đi vào.
Bênh cạnh những chiếc ô tô, một nguyên nhân khác có thể dẫn đến ùn tắc chính là những hàng quán vỉa hè bầy bán la liệt nơi đây, khi người dân dừng lại mua bán đã gây nên ách tắc.
Một nguyên nhân khác nữa đó là những vỉa hè nơi đây hầu như không đủ chỗ cho người đi bộ do đã thành những chỗ để xe hoặc diện tích quá hẹp. Người đi bộ đi xuống lòng đường cũng là một nguyên nhân gây nên ách tắc.
Hàng quán vỉa hè bày bán trên tuyến phố hẹp |
Vỉa hè thành nơi để xe, người đi bộ đi xuống lòng đường |
Chưa thấy có biển báo quy đinh khung giờ hoạt động của ô tô tại phố Yên Hòa |
Hiện tượng này đã xảy ra nhiều năm nay do nhiều nguyên nhân mà những chiếc xe ô tô chỉ là những nguyên nhân trực tiếp gây ra ùn tắc.
Nhu cầu di chuyển của người dân là một điều không thể chối bỏ dù là người dân di chuyển bằng phương tiện gì, ô tô, xe máy hay đi bộ. Cũng không thể cấm các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở đây không cho khách để xe ở vỉa hè trước nhà.
Câu hỏi cần đề ra ở đây sự cần thiết của một chế tài quy định cụ thể về các nguyên tắc di chuyển, bày biện,...để giảm thiểu hiện tượng ách tắc này.
Cho đến bây giờ, hai câu hỏi được đặt ra cụ thể là:
- Điều kiện để được "thành tuyến phố " là gì? Ở đây là những quy định cụ thể: Kích thước lòng đường, chiều dài tuyến phố, số hộ dân, kích thước vỉa hè,... Có nên có những phân định cụ thể như thế nào là phố, như thế nào là ngõ? Đã đến lúc coi phố hay ngõ là những khái niệm hành chính cụ thể?
- Khi đã có khái niệm cụ thể về phân định ngõ, phố rồi thì từ đó các chế tài để quy định hoạt động trong các phố, ngõ đó như thế nào? Ví dụ như nên cấm xe vào giờ nào, khu vực vỉa hè được phép sử dụng như thế nào?
Hiện tại, khái niệm phố, ngõ ở Việt Nam rất "chung chung", chúng ta chưa có một "Tiêu Chuẩn" cụ thể nào cho hai khái niệm trên.
Việc gọi là ngõ hay phố đa phần dựa vào thói quen gọi của dân gian, chưa được quy định cụ thể.
Việc đặt tên là phố hay ngõ thoạt đầu nghe qua có vẻ không ảnh hưởng gì lắm đến cuộc sống của người dân. Nhưng khi không có phân loại cụ thể thì sẽ không thể có những chế tài phù hợp với quy mô của từng cung đường này để điều chỉnh sao cho giao thông đi lại thuận tiện nhất có thể. Hơn nữa, khi có phân loại cụ thể, việc quản lý của các cơ quan chức năng cũng sẽ thuận tiện và được địa bàn hóa hơn rất nhiều.
Rất mong trong thời gian tới, các thành phố lớn sẽ có những tiêu chuẩn cụ thể về tên gọi hành chính của các cung đường là phố hay ngõ để từ đó các cơ quan chức năng của địa bàn đề ra các quy định phù hợp cho cuộc sống của người dân khu vực đó.
Theo các quy định hiện hành: 1. Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị. |
Quý Vũ