Bị sốt không có nguyên nhân, tái diễn sốt liên tục, chàng trai trẻ sinh năm 1995 (Sơn La) đã dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong hai ngày và rơi vào tình trạng hôn mê, viêm gan có dấu hiệu bị viêm gan.
Dân Trí và Vietnamnet cho hay, theo chia sẻ của BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, nam bệnh nhân 22 tuổi quê Sơn La nhập viện cấp cứu ngày 6/9 trong tình trạng hôn mê, viêm gan rất nặng do ngộ độc paracetamol.
Nạn nhân hiện đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: Vietnamnet |
Theo chia sẻ của người nhà, trước đó, bệnh nhân đã tự mua paracetamol về uống để hạ sốt. Do sốt cao liên tục nên bệnh nhân uống 19 viên paracetamol liên tiếp trong 1 ngày.
Sau đó người lả dần, da vàng nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu tại BV. Theo BS Nguyên, do bệnh nhân có tiền sử viêm gan B nên tổn thương gan khá nặng nề, có dấu hiệu suy gan, tiên lượng nặng.
Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến với nhiều dạng bào chế. Tuy nhiên, nhiều người dân không để ý liều lượng dùng có người uống xen kẽ cả giảm đau và hạ sốt dẫn đến quá liều, ngộ độc.
Những triệu chứng sớm của ngộ độc paracetamol có thể xuất hiện sau vài giờ nhưng không được nhiều người để ý như chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, có thể đau hạ sườn phải. Ngay khi biết uống quá liều paracetamol, cần tìm cách xử lý, gây nôn, dùng than hoạt tính hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan.
Sau 1-2 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện như vàng da, mắt vàng, tiểu sậm màu. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị kích động, mê sảng, suy hô hấp và tử vong do suy đa tạng.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, với người lớn, liều lượng an toàn nhất là dưới 4 viên paracetamol 500mg/ngày. Với trẻ em, không được dùng quá 15mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 - 6 tiếng.
Hồng Hạnh (tổng hợp)