Trong văn hoá dân gian của người Việt, ngày 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều làm lễ mời tổ tiên, con cháu về dự Tết.
Sau khi kết thúc, con cháu cũng sẽ làm lễ Tạ năm mới hay còn có tên gọi khác là lễ hoá vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên.
Thông thường, việc chọn ngày làm lễ hoá vàng không cố định trong ngày nào cả nhưng tuỳ thuộc vào từng gia đình.
Khoảng thời gian các gia chủ thường hay tiến hành hoá vàng từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng.
Ngoài mâm cỗ hoá vàng, bạn cũng cần chuẩn bị bài cúng hoá vàng để khi làm lễ khấn.
Mâm cúng hoá vàng cần những gì?
Lễ vật cúng hoá vàng gồm:
- Hương, hoa, nước, quả (năm loại).
- Trầu cau, rượu, đèn và nến.
- Bánh kẹo
- Mâm cỗ mặn: Bánh chưng, gà và các món ngày Tết.
>>Xem thêm: Vận hạn khó tránh, 3 con giáp này cần cẩn trọng trong tháng đầu năm 2021 tránh tai vạ
Văn khấn cúng lễ hoá vàng tạ tổ tiên Tết Nguyên đán chuẩn nhất
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày........ tháng..........năm .................
Chúng con là: .................................tuổi..................
Hiện cư ngụ tại .......................................................
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự Bình An, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)