Liên quan đến vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định ngành Đường sắt phải chủ động xử lý và chịu trách nhịêm.
Theo tin tức trên báo chí, ngày 22/9, Sở Xây dựng đã có báo cáo nhanh về sự cố sập căn biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Cụ thể, căn nhà cổ 107 này do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý có khối nhà chính được xây từ thời Pháp với 2 tầng nổi và 1 tầng hầm, diện tích xây dựng 643m2. Khối nhà chính hiện đang là trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1.[mecloud]h3jdkDB80M[/mecloud]
Ngoài khối nhà chính, còn 2 dãy nhà 2 tấng và 1 dãy nhà cấp 4 phía sau. Khu nhà này được Tổng Cục Đường sắt xây dựng tạm từ những năm 1970, diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng là 1.323m2. Do gặp khó khăn về nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nên đơn vị này đã ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân tại nhà 107 phố Trần Hưng Đạo.
Theo tin tức trên báo Dân Trí, vào năm 2013, Bộ Tài chính đã có văn bản thống nhất giữ lại cơ sở nhà đất tại 107 Trần Hưng Đạo để tiếp tục sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch. Qua đó đề nghị Tổng Công ty Đường sắt phải di dời, chấm dứt việc cho thuê tại cơ sở nhà đất để quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
Hiện trường căn biệt thự 107 Trần Hưng Đạo bị đổ sập. Ảnh Dân Trí |
Cũng theo nguồn tin này, thì Sở Xây dựng cho rằng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố, chịu trách nhiệm giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật, theo trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.
Trao đổi trên báo Tiền Phong, về vụ sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Đây là nhà đã giao cho đơn vị thuộc ngành Đường sắt thuê làm trụ sở nên tình trạng an toàn tại đó, trách nhiệm sửa chữa do đơn vị được giao sử dụng chịu trách nhiệm. Bên ngành Đường sắt sử dụng nhà mấy chục năm qua thì họ phải biết được tình trạng căn nhà ra sao, cũng giống như mình phải biết về sức khỏe của chính mình. Nếu nhà nguy hiểm, ngành Đường sắt phải báo cáo cơ quan chức năng”.
Trong khi đó, trao đổi trên báo Lao Động, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện căn biệt thự 107 Trần Hưng Đạo đang do đơn vị quản lý, hiện có 35 cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý đường sắt 1 làm việc tại tòa nhà.
Theo ông Hoạch: “Trong quá trình sử dụng, đã phát hiện có dấu hiệu bị dột, thấm nước, bong tróc trần nhà. Tổng Công ty Đường sắt từ khi sử dụng chưa sửa chữa lớn hay thay đổi kết cấu tòa nhà, do đây là biệt thự cổ thuộc diện bảo tồn, mà chỉ thực hiện duy tu bảo dưỡng, khắc phục tình trạng xuống cấp của tòa nhà”.
Ông Hoạch cũng nhận định, nguyên nhân ban đầu của sự cố sập tòa nhà cổ này do tòa nhà đã quá cũ, mưa lớn kéo dài khiến thấm dột tường gạch, giảm sức chịu lực, gây nứt, khiến mái nhà sập xuống.
Theo tin tức trên VTV, lãnh đạo của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng khẳng định, việc duy tu bảo dưỡng hàng năm của đơn vị này chỉ được phép dừng lại ở sơn lại và chống đột.
Như tin tức đã đưa, vào khoảng 12h45 ngày 22/9, căn biệt thự cổ số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội bất ngờ đổ sập.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường cứu hộ, cứu nạn, giải cứu người bị mắc kẹt.
Đến 18h cùng ngày, nạn nhân cuối cùng bị mắc kẹt trong ngôi nhà sập đã được đưa ra ngoài. Vụ sập biệt thự cố 107 Trần Hưng Đạo đã khiến 2 người tử vong, và 5 người bị thương đang được cấp cứu tại các Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Danh tính 2 người tử vong được xác định: Lê Thị Quý Hường, 47 tuổi, nơi ở thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội- Trần Thị Nga, 36 tuổi, nơi ở 6C, ngõ 450 Bạch Đằng, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm.
5 nạn nhân bị thương được xác định: Vũ Thị Thúy Hằng, 37 tuổi, nơi ở 107 Trần Hưng Đạo; Nguyễn Thị Tiêu, 64 tuổi, nơi ở 107 Trần Hưng Đạo; Tào Thị Hiện, 50 tuổi, nơi ở Thanh Oai; Nguyễn Văn Nức, 44 tuổi, nơi ở Văn Lâm, Hưng Yên; Trần Thị Nga, khoảng 60 tuổi, nơi ở chưa xác đinh do bà Nga bị câm.
H.Yen (tổng hợp)