Tháng 7 là thời điểm chính thức các trường tiểu học đầu cấp bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh ở khu vực Hà Nội. Vì thế, trong điểm nước sôi lửa bỏng như thế này, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng chi đậm miễn sao “con tôi không phải học trường làng”.
“Chạy, chạy nữa, chạy mãi” từ diễn đàn đến đời thực
“Làm thế nào để xin vào học lớp 1 trường tiểu học B.M?”, “Cần nhượng gấp một suất vào lớp 1 trường tiểu học T.L”, “Cần mua suất vào lớp 1 ở trường T.Q.T”, “Mình muốn cho bé nhà mình vào trường tiểu học T.L, nghe nói ở đây có cô Ly dạy rất tốt. Nhưng ngặt nỗi mình lại ở quận khác, trái tuyến. Có mẹ nào quen với bên tuyển sinh, có cửa giả gì thì giới thiệu giúp mình một tiếng”, “Muốn bán suất vào lớp 1 cho con vào trường Q.T. Liên hệ số điện thoại:” … là những chủ đề rất đông người theo dõi và bàn luận trên một số diễn đàn về cha mẹ và con.
Với tâm lý muốn có một khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp học hành của con mình, không ít bậc phụ huynh dù rất xót xa, tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng "chi" nhiều tiền, tận dụng đủ các mối quan hệ để tìm kiếm một chỗ ngồi tốt nhất cho con tại các trường điểm, trường “hot”.
Những thông tin như thế này nhan nhản trên các diễn đàn
Với các trường điểm trong khu vực trung tâm Hà Nội, "cuộc chiến chạy trường” này càng khốc liệt hơn, vì “thương hiệu” đó mà không ít bậc phụ huynh sẵn sàng móc hầu bao để con có được một suất học tại đây. Không nói nhưng dường như ai cũng biết, ở những trường này có phân “suất” cho từng giáo viên, suất ngoại giao, nên những ai không có nhu cầu có thể trao đi bán lại cho người cần.
Chị Trà Thu (Trần Tử Bình, Hà Nội) chia sẻ, chỉ vài tháng nữa là bé Lan – con gái chị chính thức bước chân vào lớp 1, đó là điều chị lo lắng và suy nghĩ nhiều nhất trong thời gian này. Chị nói: “Ôi, mấy năm trước, chẳng bao giờ mình quan tâm tới chủ đề chạy trường cho con, ấy thế mà năm nay vì con nhập học, bố mẹ mới toát mồ hôi hột tất tả tìm trường xịn cho con”.
Với chị Thu, việc chọn trường cho con quan trọng không kém gì việc mò kim đáy bể. Tháng 9 bé nhập học, mà ngay từ sau Tết, chị đã phải “mò mẫm” trên các thể loại diễn đàn để bới tung hàng nghìn bình luận, nghe ngóng và tìm ra thông tin trường tốt, cô giáo tốt cho con gái rượu của mình.
Theo đúng tuyến chị sẽ cho con học ở gần nhà, nhưng sau một thời gian mò mẫm, lấy kim chỉ nam là tương lai và sự nghiệp học hành của con, chị quyết định lặn lội cho con lên Ngõ Trạm để học trường trung tâm. Thức đêm hôm tìm kiếm trên các diễn đàn dành cho cha mẹ, trẻ em, chị Thu tìm lại các mối quan hệ từ bạn bè, người thân tới người quen của người quen trên Sở, xin cho con vào trường T.L, học trái tuyến.
Bố mẹ nào cũng mong con mình được vào trường "xịn
, trường "hot". Ảnh Công Đạt
Chị Trà Thu lại là người cẩn thận, sợ bé Lan bị học nặng, nhồi nhét kiến thức, chị lại hì hục “săn” bằng được cô giáo dạy giỏi của trường, bởi chị cho rằng cấp 1 chọn cô, cấp 2 chọn lớp. Công cuộc xin xỏ này, chị Thu mất ngót nghét 80 triệu VNĐ nhưng phải mang đổi ra "đô la" thì bên "đối tác" mới nhận.
Một trường hợp khác, anh Đào Thành C. (Mỹ Đình, Hà Nội) có con trai tròn 6 tuổi, theo đúng kế hoạch tháng 9 này bé Thành B. sẽ nhập học trường tiểu học T.Q.T (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ai cũng bảo anh C. “cao thủ” vì thời điểm này khi mà các phụ huynh khác đang ráo riết, nháo nhào mua đơn xin học cho con thì bé B. nhà anh đã yên tâm có một suất chắc chắn vào trường xịn. Tuy nhiên anh khẳng định: “Không đơn giản chút nào, để được suất vào trường điểm này, gia đình tôi đã tốn rất nhiều thời gian và tiền của”.
Tuy gia đình anh sinh sống tại khu vực Mỹ Đình, thêm vào đó, cả hai vợ chồng đều đi làm gần nhà, thu nhập của hai vợ chồng không quá cao nhưng anh vẫn kiên quyết muốn con được học trường trên phố cho… văn minh. Khi bé B. mới 5 tuổi, vợ chồng anh đã ráo riết tìm cửa xin học cho con.
Tìm những thông tin cũ, anh được biết 2 năm trước, giá một suất vào học tại đây khoảng 40 triệu VNĐ. “Đúng như tôi suy đoán, năm nay với tỉ lệ học sinh đông, khó xin, lắm cửa nên tôi chi khoảng 60 triệu VNĐ cho suất học này. Đó là số tiền không hề nhỏ nhưng để con mình được học ở ngôi trường chất lượng, gia đình mình cũng chấp nhận”, anh tâm sự.
Tìm những thông tin cũ, anh được biết 2 năm trước, giá một suất vào học tại đây khoảng 40 triệu VNĐ. “Đúng như tôi suy đoán, năm nay với tỉ lệ học sinh đông, khó xin, lắm cửa nên tôi chi khoảng 60 triệu VNĐ cho suất học này. Đó là số tiền không hề nhỏ nhưng để con mình được học ở ngôi trường chất lượng, gia đình mình cũng chấp nhận”, anh tâm sự.
Không chỉ anh Thành C., nhiều bậc phụ huynh khác sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu để con mình được vào trường điểm. Tuy nhiên, mong muốn của nhiều người bất thành bởi không còn “cửa”. Chị Phương L. (Thành Công, Hà Nội) dự định cho con đăng ký vào trường tiểu học điểm Q.T và sẵn sàng dốc “hầu bao” hơn 60 triệu VNĐ nhưng không được dù đã thăm dò hết các “kênh”.
Nhưng mấy hôm nay chị mừng như bắt được vàng bởi mua được một suất học của người khác “nhường” lại. Nói là “nhường” nhưng chị cũng phải bỏ ra 80 triệu VNĐ để có được nó.
Bố mẹ chạy trường: chỉ khổ con!
Nhìn nhận thực trạng trên, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, cuộc “chạy đua” vào trường điểm cho con sôi động ở mọi cấp học, tuy nhiên với cấp tiểu học, cuộc đua ngày càng quyết liệt hơn.
Trước khi mùa tuyển sinh viên vào “Đại học chữ to” bước vào giai đoạn "nước rút", các chủ đề chọn trường và cách "chạy trường" cho con lại được đông đảo các thành viên trên khắp các diễn đàn bàn tán sôi nổi. Thông tin trường lớp, cô giáo, học phí, cách thức "chạy"... nườm nượp đổ về.
Không phủ nhận một điều rằng, khi được ra lò từ các trường điểm, trường chất lượng tốt, trường có tiếng, học sinh sẽ phần lớn ngoan hơn, giỏi hơn song với bậc tiểu học, phụ huynh cần xác định lại tư tưởng. Việc chạy trường, bắt con học trước chương trình, học ngày học đêm sẽ khiến con bị áp lực, căng thẳng.
Chạy trường dẫn đến tác động tiêu cực, vì trẻ sẽ mặc cảm khi biết cha mẹ không tin tưởng vào năng lực của mình mà dùng tiền để “mua xuất học”. Không những thế, không ít bậc phụ huynh muốn con học trường điểm để "ra oai" với bạn bè, chứng tỏ đẳng cấp của gia đình. Điều này sẽ khiến con trẻ có cái nhìn sai lệch, ỷ lại.
Chạy trường dẫn đến tác động tiêu cực, vì trẻ sẽ mặc cảm khi biết cha mẹ không tin tưởng vào năng lực của mình mà dùng tiền để “mua xuất học”. Không những thế, không ít bậc phụ huynh muốn con học trường điểm để "ra oai" với bạn bè, chứng tỏ đẳng cấp của gia đình. Điều này sẽ khiến con trẻ có cái nhìn sai lệch, ỷ lại.
Khác với các phụ huynh khác, chị Trần Thanh (Ngã Tư Vọng, Hà Nội) không quan trọng việc con cần học tại trường điểm, học trước chương trình.
Chị cho rằng, bé Bông - con chị đang sống trong môi trường vui chơi nên khi chuyển sang bậc tiểu học, bé chưa quen, lớp học với bàn ghế phần nào hạn chế sự tự do của con, nội dung học chữ và toán mang tính khép kín có thể trói buộc trí tưởng tượng của bé.
Chị nói, sáu năm là một giai đoạn rất ngắn trong cuộc đời một con người trưởng thành, nhưng với một đứa trẻ thì giai đoạn đó sẽ không bao giờ quay trở lại. Do đó, chị không ép bé học sớm trước chương trình, chị muốn bé biết quan tâm đến người khác hơn, tiếp nhận kiến thức và hình thành những thói quen tốt...
Chị hiện đang cho bé Bông tham gia câu lạc bộ làm quen trường tiểu học. Chị cho bé học trường tiểu học gần nhà, một ngôi trường chưa nằm trong hệ thống trường điểm nhưng với chị đó là một ngôi trường tốt.
Chị nói, sáu năm là một giai đoạn rất ngắn trong cuộc đời một con người trưởng thành, nhưng với một đứa trẻ thì giai đoạn đó sẽ không bao giờ quay trở lại. Do đó, chị không ép bé học sớm trước chương trình, chị muốn bé biết quan tâm đến người khác hơn, tiếp nhận kiến thức và hình thành những thói quen tốt...
Chị hiện đang cho bé Bông tham gia câu lạc bộ làm quen trường tiểu học. Chị cho bé học trường tiểu học gần nhà, một ngôi trường chưa nằm trong hệ thống trường điểm nhưng với chị đó là một ngôi trường tốt.
Theo Tri Thức Trẻ
Video bạn có thể quan tâm trên tinmoi.vn: Clip girl xinh hát chế gây sốt cư dân mạng
//