Lễ hội Trung thu còn có nhiều tên gọi khác như Ngày bánh trung thu, Tsukimi (Nhật Bản), Tết Trung thu (văn hóa phương Tây), Tết Thiếu nhi hay Tết Trung Thu (Việt Nam).
Trung Thu có nguồn gốc từ xa xưa. Nó được tổ chức từ thời nhà Thương, tức khoảng năm 1600-1046 trước Công nguyên. Mục đích ban đầu của nó là để ăn mừng vụ mùa và tỏ lòng thành kính với các vị thần mùa màng, với hy vọng sẽ thu hoạch được nhiều thành công trong năm tới.
Vào ngày này, người ta có truyền thống tặng nhau bánh trung thu. Bánh trung thu là loại bánh hình tròn, có nhân là lòng đỏ trứng, bột sen, các loại hạt hoặc đậu đỏ... Những món quà nhằm chúc người nhận thêm một năm bội thu và thịnh vượng hơn nữa.
Ở Nhật Bản, vào lễ Tsukimi, người ta sẽ dùng bánh hấp và bánh gạo thay cho bánh trung thu. Các hoạt động khác bao gồm làm hoặc treo đồ trang trí từ cỏ pampas, cúng khoai lang vào dịp trăng rằm.
Tại Trung Quốc, thờ mặt trăng và cúng dường thần mặt trăng Hằng Nga là một phần quan trọng của Lễ Trung Thu. Trong thần thoại nước này, Hằng Nga đã đánh cắp và uống thuốc trường sinh bất tử để ngăn nó rơi vào tay kẻ thù. Cô trốn lên cung trăng, cuối cùng trở thành linh hồn và nữ thần của Mặt trăng.
Ở Mông Cổ, lễ hội Trăng được tổ chức theo đúng nghĩa đen là cưỡi ngựa "đuổi theo mặt trăng". Người dân địa phương sẽ dành cả đêm trên lưng ngựa để rong ruổi về phía tây, nơi mặt trăng lặn. Họ chỉ dừng lại khi mặt trăng chạm tới đường chân trời.
Thành phố Hong Kong tràn ngập bánh trung thu vào dịp Tết Trung thu. Nhiều loại được làm thủ công, đóng gói trong hộp đẹp mắt và có giá rất cao. Ngoài các loại nhân truyền thống, bạn có thể tìm thấy những chiếc bánh trung thu có nhân sữa trứng, trứng vịt và thậm chí cả nấm cục đen tại đây.
Trên khắp thế giới, các nền văn hóa và thành phố khác cũng tổ chức phiên bản Tết Trung Thu của riêng mình. Bạn sẽ tìm thấy lễ kỷ niệm ở những nơi như San Francisco, Manchester, Vancouver và Melbourne.
Ở Malaysia, Lễ hội Trung thu được tổ chức bằng cuộc diễu hành đèn lồng cho trẻ em và thưởng thức các loại bánh trung thu với nhiều hương vị khác nhau như kem, cà phê, quế, sô cô la và sầu riêng. Theo truyền thống, những người trẻ tuổi sẽ tặng bánh trung thu cho người lớn tuổi để thể hiện sự tôn trọng.
Ngoài bánh trung thu, lễ hội tại Manila, Philippines có các cuộc diễu hành là điểm thu hút chính. Những đoàn múa rồng, diễu hành trong trang phục truyền thống, diễu đèn lồng và xe hoa đều thu hút đông đảo khán giả.
Quay về Việt Nam, trẻ em chính là tâm điểm của Tết Trung thu, vì vậy ngày này còn được gọi là Tết Thiếu nhi. Trẻ làm đèn lồng, nhận bánh trung thu và các món quà khác, ca hát, tổ chức rước đèn. Đây cũng là dịp các đoàn lân, sư, rồng tới múa phục vụ các bạn nhỏ.
Sự hiện diện của đèn lồng thời hiện đại cũng đã trở thành một phần quan trọng của Lễ Trung Thu. Cả đèn lồng nổi, đèn treo đều được trưng bày khắp nhiều thành phố châu Á. Ví dụ, ở Singapore, đèn lồng đóng một vai trò rất lớn trong các lễ hội, với những chiếc đèn lồng khổng lồ được trưng bày ở khu phố Tàu và các cuộc thi vẽ đèn lồng được tổ chức hàng năm.