LuatVietnam mới đây đã liệt kê 14 trường hợp người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương từ năm 2021 căn cứ vào Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/2021, cụ thể như sau:
Nghỉ làm hàng năm
Căn cứ vào khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019, những người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghỉ lễ và Tết.
>>> Xem thêm: 4 quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức đáng chú ý sẽ thay đổi từ 9/2020
2. Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1 Điều 112: Tết Dương lịch người lao động được nghỉ 1 ngày.
3. Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1 điều 112: Tết Âm lịch người lao động được nghỉ 5 ngày.
4. Căn cứ vào Điểm C khoản 1 Điều 112: Ngày chiến thắng nghì 1 ngày (30/4 dương lịch).
5. Ngày Quốc tế lao động: Người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày là 1/5 dương lịch dựa trên Điểm D, khoản 1 Điều 112.
>>>Xem thêm: 5 trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT đúng tuyến từ 2021
6. Ngày Quốc khánh, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày vào ngày 2/9 dương lịch và ngày liền kề trước hoặc sau, dựa trên điểm Đ, khoản 1 điều 112.
7. Ngày giỗ tổ Hùng Vương người lao động sẽ được nghỉ vào 1 ngày (10/3 âm lịch), Điểm A, khoản 1 Điều 112.
Nghỉ việc riêng
8. Kết hôn: Người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày theo Điểm A khoản 1 Điều 115.
9. Con đẻ, con nuôi kết hôn: Người lao động được nghỉ 3 ngày theo Điểm B, khoản 1 Điều 115.
10. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày, theo Điểm C khoản 1 Điều 115.
11. Nghỉ trong thời gian hành kinh:
Lao động nữ sẽ được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương, căn cứ theo Khoản 4 điều 137.
>>> Xem thêm: Bảng lương mới nhất của giáo viên các cấp bậc từ mầm non đến THPT có nhiều thay đổi
12. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng:
Lao động nữ sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. Ngoài ra, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương, căn cứ theo Khoản 4, Điều 137.
13. Nghỉ do phải ngừng việc:
Khoản 1 Điều 99 quy định nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo đúng hợp đồng lao động.
14. Nghỉ do tạm đình chỉ công việc:
Khoản 4 Điều 128 quy định người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh vụ việc vi phạm nội quy lao động.
Theo đó, nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, so với quy định trước đây, Bộ Luật Lao động 2019 có thêm 2 điểm mới:
- Bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ nguyên lương.
- Số ngày nghỉ Quốc khánh 2/9 tăng thêm 2 ngày thay vì 1 ngày như trước.