Trong mắt đại đa số mọi người, anh chị em được coi như người thân, chuyện gì cũng sẽ cùng nhau bàn bạc. Điều này chỉ đúng khi còn nhỏ. Khi anh chị em lớn lên, họ sẽ có gia đình và cuộc sống riêng. Dù trong cơ thể cùng chảy một dòng máu, quan hệ huyết thống không thay đổi nhưng mọi thứ khác đều không còn như ngày thơ bé.
Nếu khoảng cách kinh tế giữa bạn và anh chị em ruột nhỏ, mọi người thường xuyên qua lại với nhau thì bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ giữa 2 gia đình tương đối thân thiết. Nhưng nếu khoảng cách kinh tế lớn, bạn có thể cảm nhận rõ ràng mối quan hệ giữa hai nhà ngày càng xa. Xã hội này rất thực tế, ai cũng nghĩ đến lợi ích của mình, kể cả anh em cũng phải tính toán rõ ràng. Vì vậy, cho dù mối quan hệ của bạn với anh chị em ruột có tốt đến đâu thì cũng cần học cách che giấu 2 điều này:
1. Che giấu tình hình tài chính của bản thân
Đối với các bậc cha mẹ có nhiều con, họ thường cố gắng phân bổ cho các con càng đồng đều càng tốt để chúng có cùng vạch xuất phát. nhưng mỗi người đều có mục tiêu và ước mơ của riêng mình. Thời gian trôi qua, cuộc sống của con người thay đổi, những anh chị em cùng một vạch xuất phát sẽ có sự nghiệp và gia đình riêng. Họ đi như thế nào trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào chính họ.
Ai thông minh hơn sẽ nắm bắt được cơ hội phát triển của thời đại và xoay chuyển tình thế nhanh chóng. Vì vậy, giai cấp xã hội được phân chia. Nếu thấy điều này xảy ra, những người anh chị em kém cỏi hơn sẽ cảm thấy khó chịu.
Thực tế, không ai muốn nhìn thấy anh chị em mình mạnh hơn mình, đây là khuynh hướng chung của con người. Vì vậy, bất kể gia đình bạn có giàu hay không thì vẫn phải giữ thái độ khiêm tốn trước mặt anh chị em mình. Nếu khoe hết ra nó sẽ khơi dậy sự ghen tị của người khác, thậm chí còn khiến họ cảm thấy mất cân bằng. Ngay cả khi họ không ghen tị, họ cũng coi bạn là người cao quý, đến nhờ vả. Nếu bạn không giúp họ thì một loạt vấn đề nảy sinh.
2. Che giấu những phàn nàn về nhau
Giữa các anh chị em chắc chắn có những cuộc cãi vã, sau khi cãi nhau sẽ có cảm giác khó chịu trong lòng. Anh em trong một nhà sau mỗi lần xung đột thường giữ chuyện trong lòng và cười cho qua, không quá oán hận. Nhưng điều khó chấp nhận là đổ lỗi cho nhau trong lúc nóng giận. Người xưa đã nói "giận quá mất khôn", những lời nói khi tức giận có thể làm tổn thương trái tim nhau, dẫn đến xung đột lớn hơn.
Vì vậy, chúng ta phải học cách kiểm soát cảm xúc bản thân, cố gắng giữ cảm xúc ổn định. Nếu thực sự không thể kiểm soát cảm xúc thì chúng ta phải ngậm miệng, không bao giờ được nói những điều không nên nói. Một mối quan hệ tốt phải là sự thấu hiểu lẫn nhau. Khi 2 người cùng nỗ lực vì mối quan hệ này thì sẽ có kết quả, tình cảm anh chị em trong nhà sẽ bền lâu.