Tin tức thời tiết mới nhất trên Lao Động và Vietnamnet cho biết sinh viên sư phạm sẽ không còn được hưởng Chính sách miễn học phí theo Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7.
Theo đó, chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phí được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998 và Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí.
Tuy nhiên, quy định này đã có thay đổi tại Luật giáo dục 2019 có hiệu lực kể lực 1/7/2020.
Điều 85 của Luật quy định: "Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo".
Ngoài ra, học sinh sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp XH, miễn giảm học phí quy định.
Bộ GD cho rằng chính sách miễn giảm học phí đã có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một lượng sinh viên đăng ký học ngành sư phạm.
Đây là một trong những lý do thu hút được khoảng 50,5% sinh viên chọn ngày sư phạm.
Mặc dù vậy, vấn đề đặt ra là những sinh viên này có thực sự phù hợp với yêu cầu của ngành cũng như có nhiều sinh viên giỏi vào ngành sư phạm hay không.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hướng nghiệp.
Theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2011 - 2013 dự báo chi bù học phí cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ GD lần lượt khoảng 250 - 354 - 484 tỉ đồng.
Vì chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, kinh phí hoạt động của các trường sư phạm chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước được tính trên đầu số sinh viên cũng hạn chế cơ hội được đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.