Suốt 5 tháng qua khi người vợ bị hôn mê sâu, anh Tròn bỏ hết mọi công việc vào viện chăm sóc vợ, chỉ mong được gánh nỗi đau mà vợ mình đang chịu.
Chị Cao Thị Bé Tám điều trị tại khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã gần 1 tháng nay. Vì ba mẹ chị mất sớm nên việc chăm sóc đều do chính tay chồng là anh Nguyễn Văn Tròn lo liệu.
Từ ngày chị Tám bệnh nặng, anh Tròn luôn ở bên cạnh chăm sóc, không rời vợ nửa bước |
Sau 4 tháng chiến đấu với bạo bệnh, tuy sức khỏe chị Tám đã vượt qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn khá yếu, chưa ăn được nhiều và gặp khó khăn trong giao tiếp.
Trò chuyện với PV Em Đẹp, anh Tròn nghẹn ngào kể lại: “5 tháng trước, thấy vợ thường xuyên than phiền toàn thân tê mỏi, kiệt sức, chẳng muốn đi làm. Tôi đưa vợ đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì, chỉ nói suy nhược cơ thể. Vợ tôi cũng lấy thuốc về uống nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, khám nhiều nơi nhưng chẳng tìm ra được nguyên nhân.
1 tháng sau, cơ thể cô ấy càng phù nề, da đổi màu sẩm tối, người mệt mỏi không thể tiếp tục đi làm. Người vợ tôi lịm dần rồi dẫn đến hôn mê sâu”.
Đưa chị Tám lên điều trị ở bệnh viện 1 tháng nhưng bệnh tình không mấy tiến triển, tiền bạc trong nhà đã hết lại không biết vay mượn ai, anh Tròn đành đưa vợ về quê ở Vĩnh Long sống qua ngày nào hay ngày nấy.
Thấy hoàn cảnh vợ chồng anh khó khăn, bà con lối xóm mỗi nhà một ít, gom góp được một khoản tiền ủng hộ anh Tròn đưa chị Tám nhập viện trở lại. May mắn là sau một thời gian dài điều trị, chị Tám đã tỉnh lại, sức khỏe có dấu hiệu hồi phục.
Hướng mắt đến vợ đang nằm trên giường bệnh, anh Tròn tỉ tê: “Hãy cố gắng lên vợ nhé. Mình sắp được về nhà rồi. Con gái đang chờ chúng ta ở nhà. Hãy vì chồng vì con mà kiên cường lên. Vợ mà có mệnh hệ gì chắc bố con tôi không sống nổi”.
Trong suốt thời gian chăm vợ ở bệnh viện, ngày nào anh Tròn cũng đi xin cơm Từ thiện về ăn. Anh chỉ có một mong muốn duy nhất là được gánh đau đớn thay cho vợ.
9 năm trước, anh Tròn lên Sài Gòn rồi tình cờ gặp nhau và nên duyên vợ chồng với chị Tám. Sau khi về chung một nhà, cả hai quyết định ở lại TP.HCM để mưu sinh, anh Tám tiếp tục làm nghề phụ hồ, chị Tám thì xin vào làm lao công cho một công ty.
Ông Đặng Phước Diễn – Trưởng ấp An Phú chia sẻ, kể từ lúc chị Tám bệnh nặng, hoàn cảnh gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ. Mới đây, địa phương đã kêu gọi bà con nhân dân quyên góp, ủng hộ được một ít tiền giúp đỡ gia đình anh Tròn vượt qua khó khăn.
Trang Vũ (tổng hợp)