Bình thường thương vợ, yêu con là thế, mỗi lúc lên cơn anh lại thượng cẳng tay, hạ cẳng chân đến nỗi vợ có lần phải nằm viện vì dập cả nội tạng.
Những người điên trần như nhộng hay khoác trên mình cả bộ complet bóng loáng. Những người điên cười nói ngờ nghệch, đi đâu cũng xưng cán bộ hay nổi cơn đập phá lung tung. Họ từng là anh nông dân chân chỉ hạt bột, từng tỉnh táo tính chuyện phân gio, giống má, chuyện nhà chuyện cửa.
Đông Mỹ là xã ngoại thành của TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình) có dân số khá khiêm tốn 7.288 người. Muốn hiểu về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người nông dân, tôi tìm đến Trạm Y tế.
Anh Phạm Thọ Tưởng, Trưởng trạm Y tế xã Đông Mỹ, thống kê một thôi một hồi những bệnh thường gặp trong vùng từ huyết áp, hô hấp, tiêu hóa đến khớp xương, ung thư… Câu chuyện khá buồn tẻ khiến tôi lơ đễnh nhìn lên tường và mắt bắt chặt vào một danh sách dài dằng dặc những người tâm thần đang được theo dõi, cấp phát thuốc hằng tháng tại xã.
Anh Hờ bên đống thuốc được cấp. |
Danh sách ấy dừng lại ở con số 42 nhưng cứ như anh Tưởng thực tế phải lên khoảng 50 theo đợt thống kê chương trình tâm thần cộng đồng mấy năm về trước.
Anh Nguyễn Quang Thiều, cán bộ phụ trách chương trình tâm thần của Trung tâm Y tế huyện Đông Hưng, thống kê: “Huyện có 623 người thần kinh phân liệt, 467 người động kinh trong đó mỗi năm lại phát sinh thêm cỡ trên 20 người nữa”. người tâm thần (con số vẫn chưa đầy đủ vì nhiều nhà còn giấu, nhiều người bệnh còn không trong danh sách điều trị, cấp thuốc - PV). hợp cá biệt mà còn có rất, rất nhiều huyện thuần lúa ở Thái Bình có lượng người tâm thần cao, thậm chí còn cao hơn thế. |
“Tâm thần có hai thể động kinh và tâm thần phân liệt. Cũng lắm nguyên nhân, có 2-3 cháu nhỏ đã mắc bệnh, có ba cặp bố tâm thần con tâm thần hay động kinh nghi do di truyền còn lại trên 50% không rõ nguyên nhân”, anh Tưởng cho biết.
Thấy tôi ngạc nhiên trước số lượng người tâm thần nhiều đến thế, anh Tưởng khẳng định lượng thuốc an thần phát ra cho Đông Mỹ còn thua nhiều xã của huyện Đông Hưng (năm 2008, Đông Mỹ mới tách khỏi Đông Hưng về thành phố).
“Dấu hiệu của tâm thần chính là những hành vi xa lạ như tự cho mình là người quan trọng kiểu cán bộ, kiểu nhà sáng chế, kiểu nhà lãnh đạo; như vệ sinh suốt ngày kỳ cọ sạch sẽ vì nghĩ rằng cái gì cũng bẩn; như luôn cảm giác có người đang ám hại mình hay thậm chí chỉ là hay đánh vợ, đánh con và lười lao động”, anh Tưởng giảng giải. Đa số người tâm thần ở Đông Mỹ được phát thuốc điều trị ngay tại nhà. Những viên thuốc có tác dụng chính là an thần, ru ngủ.
Ngồi nói chuyện với Bùi Quang Hờ (đã đổi tên) không ai nghĩ rằng đang nói chuyện với người điên, phải tinh ý lắm mới thấy anh có vẻ hơi chậm chạp.
Vốn là một trai làng cao to, vạm vỡ, Hờ lấy vợ, có hai đứa con rồi mới mắc bệnh thần kinh, nguyên nhân cũng chỉ do căng thẳng trong dòng họ có nhiều người dèm pha, chế giễu, còn dèm gì, chế gì anh không nói rõ. Bình thường thương vợ, yêu con là thế, mỗi lúc lên cơn anh lại thượng cẳng tay, hạ cẳng chân đến nỗi vợ có lần phải nằm viện vì dập cả nội tạng.
Uống thuốc suốt ngày, Hờ cũng không thể làm gì ngoài việc trông nhà. Từ ngày anh mắc bệnh, trụ cột kinh tế gia đình chuyển sang đôi vai gầy yếu của vợ với nghề đẩy xe đi bán than bùn.
“Bác ạ, em cứ ở nhà như thế này suốt ngày thì chết vợ, khổ con mất! Sức em đi làm thợ nề ít cũng được trăm tám, hai trăm một ngày bác nhẩy?”. Một câu nói rất tỉnh không ai nghĩ rằng được phát ra bởi miệng một người điên như Hờ.
Nông thôn giờ cũng đang chịu nhiều áp lực. |
Khổng Văn Bờ (đã đổi tên) một người bệnh tâm thần rất trẻ, sinh năm 1992. Sau khi thi trượt cấp ba, Bờ có biểu hiện bệnh rất rõ. Có lần Bờ nhảy từ tầng hai xuống nhưng thoát chết nhờ cái mái tôn bên dưới, có lần tuyệt thực mấy ngày ròng phải ép ăn bằng ống xông qua đường mũi trong tư thế bị trói cả tay lẫn chân.
Hễ có việc gì trái ý là Bờ sẵn sàng động tay, động chân kể cả với người thân. Tuy thần kinh bất ổn nhưng Bờ lại rất nghiện game. Chiều theo ý đứa con dở, hằng ngày ông bố đèo Bờ đến lớp tin học trên TP. Thái Bình. Cả nhà còn hứa sau khi học xong sẽ mở quán nét tại gia cho Bờ làm quản lý.
Làm quản lý, thế thì thích phải biết? Bờ phấn chấn ra mặt. Sáng sáng nó nằng nặc đòi đi học, tối tối nó lại rúc vào nách bố mẹ mà ngủ như một đứa trẻ lên ba, lên năm. Chỉ duy nhất một điều khác là đứa trẻ ấy đang ở độ tuổi bẻ gãy sừng trâu, có thể bất thần kề dao vào cổ người đẻ ra mình cướp đi tính mạng lúc nào không hay biết. Bà Hát mẹ của Bờ khi nói chuyện với tôi cũng không giấu được nỗi sợ hãi ấy thường trực trong ánh mắt, trong lời nói, trong từng cử chỉ.
Vũ Văn Thờ (đã đổi tên) vốn là học sinh năng động được bầu làm lớp trưởng mấy năm liền hồi cấp ba. Xong phổ thông, nhà nghèo, Thờ xác định không thi đại học mà đi học sửa chữa ô tô ở một trường nghề có tiếng. Tốt nghiệp loại giỏi, có người hứa chắc như đinh đóng cột rằng sẽ bố trí cho Thờ một suất giáo viên ngay tại trường với điều kiện phải chi ra một món tiền kha khá.
Nhẹ dạ, cả tin, gia đình Thờ đôn đáo bán lợn, bán thóc, vay mượn họ hàng lo việc cho con. Đưa xong tiền lời hứa vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi. Dăm bảy lần đi đi lại lại đòi tiền chạy việc không được, ức chế quá Thờ phát bệnh.
Ngày về quê cậu cắp một cái cặp da đen nhánh, đóng bộ quần áo chỉnh tề với tờ thông tin tuyển dụng việc làm trong tay liên hệ với xã tuyển người. Loa truyền thanh oang oang phát thông báo tuyển dụng một thời gian thì người ta mới ngã ngửa ra Thờ bị điên qua những lần đập phá đồ đạc vô cớ, đánh mẹ, chửi cha.
Lúc đã bệnh nặng, suốt ngày Thờ gánh gánh, gồng gồng đủ thứ rác trong làng về chất đống ở nhà làm của riêng, suốt ngày hễ mở miệng là nói với mọi người rằng: “Tôi làm cán bộ, làm sếp đấy, đang đi tuyển dụng người đây”.
Thuốc phát cho, Thờ không uống mà một mực: “Tôi không điên” khiến người nhà phải lén nghiền nhỏ trộn với cơm cho ăn. Một ngày những viên thuốc an thần cũng không thể ru ngủ mãi được đầu óc, Thờ bỏ nhà lang thang tới tận tỉnh Hà Nam. Đến UBND xã liên hệ, anh chìa cái bằng tốt nghiệp đỏ chói ra nhưng lần này không phải để tuyển dụng mà là: “Nhà cháu nghèo. Bố mẹ cháu khổ. Cháu phải đi làm nuôi mẹ. Các bác tạo điều kiện cho cháu được quét đường nhé”.
Vậy là từ đó lúc nào Thờ cũng cầm cây chổi rễ quét dọn đường làng, ngõ xóm sạch như ly, như lau. Thương tình người dân ở đây thường bố thí cho khi miếng cơm, bận manh áo cũ. Cho đến một ngày cha mẹ ở quê nhận được hung tin Thờ bị tàu hỏa cán chết. Lúc họ lên nhận, xác con chỉ là một đống bê bết máu. Trong túi áo rách bươm của nó những vạt máu đọng đã thâm quầng, lấp ló cái bằng tốt nghiệp tươi nguyên màu đỏ.
Ngoài lý do bẩm sinh, do tai nạn có bao nhiêu người mắc bệnh bởi yếu tố xã hội đổi thay? Đến tận bây giờ vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về vấn đề này. |
Theo Nông Nghiệp Việt Nam