Công dụng của lá tía tô
Tía tô là loại thực vật có tính chất ấm nóng, thường được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng và độ ẩm cao. Đặc điểm nhận dạng của lá tía tô là màu sắc tím, xanh, đỏ. Lá mọc trên cây tía tô theo chiều đối xứng, phần mép lá có răng cưa. Cây tía tô khi ra hoa có màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở phần ngọn. Quả của cây có màu nâu nhạt, hình cầu và kích thước nhỏ.
Ngoài làm gia vị cho các món ăn, tăng sự hấp dẫn thơm ngon, lá tía tô còn có rất nhiều Công dụng như giải cảm lạnh, chăm sóc làm đẹp da, hỗ trợ người bị bệnh gút.
Hỗ trợ giả cảm lạnh
Trong y học cổ truyền, lá tía tô được xếp vào hàng những loại cây giải biểu, có thể hiểu là thuốc giải cảm, được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để giải cảm như nấu cháo tía tô, đun nước tía tô xông toàn thân và đun nước uống.
Chăm sóc da từ bên trong
Lá tía tô có chứa các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt nên tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Vì vậy các chị em thường sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ, các vết sưng tấy trên mặt do viêm da… Khi uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó giúp tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và cải thiện làn da nói riêng.
Hỗ trợ người bị gút
Các chất trong lá tía tô chính là kẻ thù của bệnh gút, các hoạt chất trong lá tía tô giúp giảm nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần giúp những người bị bệnh gút cải thiện tình hình. Tuy nhiên cách điều trị như thế nào vẫn phải có tư vấn của bác sĩ để cân đối sao cho hợp lý.
Hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa
Nước lá tía tô để làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra vì vậy mọi người có thể sử dụng nước lá tía tô như một thức uống hỗ trợ giảm mề đay, mẩn ngứa. Sau khi đun nước uống xong bạn cũng có thể tận dụng luôn phần bã của lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn ngứa, giúp tình trạng ngứa được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Trong lá tía tô có chứa 2 hoạt chất glucosamine và tanin giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương, hỗ trợ làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp phải tổn thương về dạ dày. Chính vì vậy nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, nước tía tô được xem là một cách cải thiện tự nhiên, lành tính nhất.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology các chuyên gia chỉ ra rằng chiết xuất từ tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Theo đó, các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, giúp cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Cách nấu nước lá tía tô giải cảm chỉ trong phút mốt
Chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây, mọi người có thể chế biến được nước tía tô tươi:
Bước 1: Sơ chế khoảng 200 - 300g tía tô, lưu ý giữ nguyên cành và lá cây không cần ngắt riêng lá sau đó thái khúc nhỏ từ 5 - 7cm.
Bước 2: Sử dụng 2,5 lít nước đun với số lá tía tô vừa rửa, nước sôi để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Lọc riêng phần lá và nước tía tô, cho thêm ít đường phèn và nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn. Vắt thêm ít chanh vừa giúp đổi màu nước vừa tăng thêm vị ngon của nước.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Nước lá tía tô nên sử dụng trong vòng 24h để có được độ ngon ổn định nhất.
Không nên đun sôi nước lá tía tô quá lâu, hơn 15 phút vì các tinh dầu trong lá sẽ bị bốc hơi từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng.
Người bị cảm nóng không nên sử dụng lá tía tô.
Không nên uống nước lá tía tô trong thời gian dài vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới huyết áp.