1. Bệnh tiểu đường
Những người mắc tiểu đường thường phải đối mặt nguy cơ biến chứng cao hơn khi mắc virus cúm và điều đó có thể đúng với cả Covid-19. Nguyên nhân do mức đường huyết tăng cao hoặc thay đổi thất thường làm cho hệ miễn dịch kém hơn người khác, có nghĩa khả năng chống chọi bệnh kém hơn.
Dan Howarth, Trưởng phòng chăm sóc, Tổ chức Từ thiện cho người tiểu đường Vương Quốc Anh cho hay: "Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng nặng hơn ở những người mắc tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường và có triệu chứng ho, sốt, khó thở, cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu".
2. Bênh tim
Theo các báo cáo trên tờ The Sun thống kế, 40% bệnh nhân mắc Covid-19 nhập viện có bệnh tim mạch. Một người có vấn đề ở tim mạch có thể tiềm ẩn khả năng hệ miễn dịch yếu hơn, có nghĩa là khi cơ thể có virus hệ miễn dịch chống lại virus kém hơn.
Covid-19 tấn công phổi là chính nhưng chúng vẫn có thể gây ảnh hưởng tim đặc biệt là với tim có bệnh thì càng đáng lo. Vì lúc đó tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu có oxy đi khắp cơ thể. Với những người bị suy tim thì quả tim đã có trục trặc trong việc bơm máu khắp cơ thể nên khi bị Covid-19 vấn đề có thể nghiêm trọng hơn.
3. Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng viêm nhiễm làm co thắt cơ quanh ống khí quản, gây sưng và hẹp ống khí quản ảnh hưởng hàng triệu người. "Chúng tôi biết người mắc hen suyễn có nguy cơ mắc SARS-CoV-2 cao hơn những người khác. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo mọi người đảm bảo bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt", Emma Rubach, trưởng phòng tư vấn sức khỏe tại Asthma UK cho hay.
Những người bị hen suyễn phải lưu ý mang theo thuốc hỗ trợ hằng ngày để dùng khi cảm thấy các dấu hiệu bệnh hen suyễn xuất hiện.
4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Đây là căn bệnh gây khó thở. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ mắc Covid-19 bởi virus này gây bệnh ở đường hô hấp, đường thở.
Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị mắc SARS-CoV-2 hơn vì virus có thể phá vỡ lớp biểu mô và làm tổn thương hàng rào tế bào bảo vệ phổi khiến virus dễ dàng thâm nhập vào các khu vực khác trên cơ thể. Các chuyên gia kêu gọi những người mắ bệnh này cần có các biện pháp phòng ngừa, không tiếp xúc với người mắc bệnh.
5. Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư dễ nhiễm SARS-CoV-2 hơn do hệ miễn dịch bị tổn thương. Đặc biệt tác dụng phụ của hóa trị làm giảm lượng bạch cầu và gây ra tình trạng giảm chức năng miễn dịch tạm thời. Covid-19 có thể phát triển tốc độ nhanh ở bệnh nhân ung thư.
6. Xơ nang
Xơ nang là tình trạng di truyền làm cho chất nhầy tích tụ trong phổi và cơ quan tiêu hóa. Vấn đề này gây nhiễm trùng phổi hoặc các vấn đề tiêu hóa thức ăn. Những người mắc xơ nang thường dễ bị nhiễm trùng và dễ bị biến chứng hơn nếu bị nhiễm SARS-CoV-2.
7. Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát là những rối loạn trong đó một phần của hệ thống miễn dịch bị thiếu hoặc hoạt động bất thường. Điều này khiến chúng không có khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn, nấm và virus, điều này cũng có thể xảy ra khi Covid-19 tấn công.
Ngoài các bệnh nền trên, theo một nghiên cứu sơ bộ về bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới ở Trung Quốc, người có nhóm máu A dễ bị nhiễm hơn và người nhóm máu O ít bị nhiễm hơn các nhóm máu khác.
Theo SCMP, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã lấy mẫu máu của hơn 2.000 bệnh nhân nhiễm virus corona ở thành phố Vũ Hán và Thâm Quyến rồi so sánh với những người khỏe mạnh. Họ phát hiện ra rằng những người có nhóm máu A có tỉ lệ nhiễm cao hơn và gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhóm máu khác.
Ngược lại với người có nhóm máu A, người nhóm máu O có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn so với các nhóm máu khác.
Dẫn chứng về mặt con số, trong số 206 bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Vũ Hán, 85 bệnh nhân có nhóm máu A, cao hơn 63% so với số 52 bệnh nhân có nhóm máu O.