Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán đa dạng ở các vùng miền
Mâm ngũ quả, bày mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục truyền thống của người Việt.
Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Ngoài ra mâm ngũ quả còn được xem là biểu tượng cho thành quả sau 2 năm lao động miệt mại của những người nông dân với những sản vật kết tinh công sức của người lao động.
Ở mỗi địa phương, mâm ngũ quả sẽ có những biến tấu khác nhau tùy thuộc đặc thù khí hậu, sản vật, vùng miền.
Theo đó, ở miền Bắc thường bày mâm ngũ quả gồm những loại quả phổ biến như chuối xanh, bưởi, phật thủ, quất, đu đủ, thanh long hoặc táo. Khi bày mâm người ta thường chọn số lượng quả lẻ, không chọn những số chẵn.
Ở miền Trung thường sẽ không quá cầu kỳ, có gì cúng nấy. Mâm ngũ quả ở miền Trung thường bao gồm chuối, mãng cầu, sung, dưa hấu, dứa, đu đủ, xoài và một số loại quả khác tùy theo quan điểm của mỗi gia đình.
Người miền Nam lại khá cầu kỳ và kén chọn, những loại quả như chuối sẽ không được sử dụng.
Mâm ngũ quả miền Nam thường gồm 5 loại quả chính như: Xoài, dừa, mãng cầu xiêm, sung, đu đủ. Ngoài ra còn có dưa hấu tượng trưng cho lòng trung trực, nghĩa khí của người phương Nam.
Đại kỵ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán
Dù là người miền Bắc, Trung hay Nam khi bày mâm ngũ quả đều có những nguyên tắc về Phong thủy cũng như tâm linh cần lưu ý.
- Không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng. Các chuyên gia phong thủy cho rằng việc bày hoa giả lên bàn thờ vào ngày Tết sẽ bị coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên, dễ bị quở trách khiến tiền tài tiêu tán.
- Không nên rửa sạch hoa quả trước khi bày biện vì sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối, nếu có chỗ đọng nước chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch là được.
- Không nên bày quả chín vì để lâu trên bàn thờ khói nhang khiến quả nhanh bị thối, hỏng.