Dù nhiều hay ít, cách ứng phó của tiểu hòa thượng trong câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ mang đến cho mỗi người trong chúng ta những giá trị nhất định.
Đạo lý đơn giản
Trước đây, có hai người đói khát nhận được ân huệ của một mạnh thường quân: Một chiếc cần câu và một mớ cá tươi rói. Một người nhận cá, một người nhận cần câu, nhận xong đường ai nấy đi.
Người nhận được cá nhanh chóng tìm củi khô, đốt nên rồi đưa cá vào nướng. Cá vừa chín, anh ta ăn ngấu nghiến, nhanh đến mức chẳng kịp tận hưởng hương vị thơm ngon của món ăn, đồ ăn đã hết sạch. Không lâu sau đó, anh ta chết đói bên đống xương cá.
Trong đi đó, người nhận cần câu tiếp tục chịu đựng đói khát, lê từng bước khó nhọc đến bờ biển.Thế nhưng khi lờ mờ nhìn thấy mặt biển xanh ở xa, đó cũng là lúc chút sinh lực cuối cùng trong người cũng cạn kiệt. Anh ta chỉ còn biết mở to mắt, buông tay từ biệt thế gian trong nỗi tiếc nuối vô hạn.
Lại có hai người cơ hàn khác, cũng nhận được ân huệ tương tự từ một nhà hảo tâm. Tuy nhiên, không giống như hai người trước, sau khi nhận đồ cứu tế, họ không tách nhau ra mà thoải thuận cùng nhau tìm ra bờ biển, mỗi lần đói chỉ nướng một con cá để cầm hơi.
Cuối cùng, cả hai cũng tìm được bờ biển và kể từ đó, họ cùng nhau câu cá mưu sinh. Vài năm sau, họ cùng xây được nhà, mỗi người sở hữu một căn nhà riêng, cưới vợ sinh con, làm được thuyền lớn ra biển đánh bắt, cuộc sống hạnh phúc an khang.
Mỗi một con người nếu chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt, phần thưởng giành được chỉ là niềm vui ngắn ngủi. Nhưng dù một người có mục tiêu to lớn đi chẳng nữa, cái anh ta phải đối mặt vẫn là hiện thực cuộc sống.
Lời bình: Chỉ có cách kết hợp nhịp nhàng giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống, con người mới có thể thành công. Đôi khi, một đạo lý đơn giản nhưng có thể mang đến cho con người lời gợi ý sâu sắc.
Quả táo bên sông
Trong một ngôi chùa nọ có một hòa thượng già chủ trì, quản lý một nhóm đệ tử rất cung kính và có thành ý.
Một hôm, hòa thượng già gọi các đệ tử lại, nhắc họ lên núi lấy củi về cho chùa. Các đệ tử nhanh chóng lên đường. Đến bờ sông cách chùa không xa, ai nấy đều kinh ngạc, ngơ ngác khi chứng kiến nước lũ từ trên núi ào ào đổ về, bất kể như thế nào cũng không nên liều lĩnh vượt sông.
Không còn cách nào khác, đám đệ tử đành phải quay đầu trở về chùa, tâm trạng có phần ủ dột não nề, chỉ có duy nhất một tiểu hòa thượng thản nhiên đối diện với sư phụ.
Sự phụ già thấy vậy mới hỏi nguyên cớ, lúc này tiểu hòa thượng mới rút ra một quả táo, đưa cho thầy và nói, không qua được sông, không lấy được củi, thấy bên sông có cây tạo nên chú ta đã hái quả táo duy nhất trên cây mang về.
Về sau, câu chuyện của chú tiểu đã trở thành câu chuyện hòa thượng già mang làm ví dụ để nhắc nhở mọi người.
Lời bình: Trên thế giới này luôn có những con đường đi mãi không hết, cũng có những con sông không thể vượt qua. Đứng trước những con sông không thể qua, quay đầu lại cũng là một dạng trí tuệ.
Tuy nhiên, trí tuệ thực sự là cần làm thêm một việc bên bờ sông: Phóng tầm nhìn và suy nghĩ ra xa, hái một quả táo xuống đem về. Từ cổ chí kim, những người luôn nhìn thấy cơ hội trong nghịch cảnh cuối cùng đều có thể phá vỡ thế bế tắc, đạt được sự đột phá và ngày càng tiến xa hơn.
Lựa chọn
Một người nông dân cứu được vợ trong dòng nước lũ nhưng con của họ không may mắn đã bị chết đuối.
Khi mọi việc đã qua, mọi người tranh nhau bàn luận. Có người nói người chồng làm vậy là rất đúng, bởi con có thể sinh thêm đứa khác nhưng vợ thì không thể chết đi rồi sống lại.
Tuy nhiên người khác lại nói anh ta làm thế là sai, bởi vợ thì có thể lấy vợ khác chứ con thì chết rồi, làm sao có thể sống lại.
Nghe những lời bình luận đó, tôi cũng cảm thấy nghi hoặc và khó khăn: Nếu chỉ được cứu một người, vậy thì rốt cuộc nên cứu vợ hay con?
Mang theo thắc mắc đó, tôi tìm gặp người nông dân nọ và hỏi bác ta, khi đó bác đã nghĩ thế nào.
"Tôi chẳng nghĩ được gì hết. Khi đó nước lũ ào ào đổ về, vợ tôi ở cạnh tôi, tôi túm được cô ấy liền bơi đến dốc núi, khi tôi quay trở lại, con tôi đã bị nước cuốn đi rồi", người nông dân đáp.
Trên đường trở về, tôi cứ bị lời nói của người đàn ông ấy ám ảnh. "Nếu khi đó bác ta do dự một chút thôi, có thể sẽ chẳng cứu được ai. Cái gọi là lựa chọn của đời người phần lớn đều là như vậy."
Lời bình: Trong cuộc sống này, rất nhiều sự việc về cơ bản không sai cũng không đúng, cũng không dễ dàng để chúng ta đi suy xét cho kỹ là đúng hay sai. Nếu quá do dự hoặc quá để ý đến suy nghĩ của người khác, có thể bạn sẽ chẳng làm được việc gì.
Thói quen và ngẫu nhiên
Một cây cột nhỏ bé, một sợi dây mỏng manh có thể nhốt được một con voi nặng cả ngàn cân. Điều này chẳng phải thật hoang đường?
Nhưng cảnh tượng hoang đường này lại có thể bắt gặp ở khắp nơi trên đất nước Thái Lan, Ấn Độ.
Ngay từ khi voi còn nhỏ, những người huấn luyện voi đã dùng một sợi xích sắt cột chúng vào một cây cột, voi nhỏ có quẫy đạp thế nào cũng không thoát ra được.
Dần dần, voi nhỏ quen với việc không quẫy đạp, cho đến khi lớn lên, chúng có thể dễ dàng giật đứt xích, đạp đổ cột nhưng chúng không làm vậy. Bởi thói quen đã ăn vào máu.
Người huấn luyện hổ cũng thành công như người huấn luyện voi vậy. Từ khi hổ còn nhỏ, anh ta đã cho nó ăn chay, cho đến khi lớn, hổ không biết đến hương vị của thịt, một cách tự nhiên hổ không ăn thịt người.
Thế nhưng người huấn luyện hổ đã phạm phải một sai lầm chết người khi để mình bị ngã và để hổ liếm phải máu của anh ta rơi ra trên mặt đất.
Cảm thấy chưa thỏa mãn, hồ liền chồm lên cắn chết người huấn luyện.
Voi nhỏ bị sợi xích buộc chặt còn voi lớn bị thói quen buộc chặt.
Hổ từng bị thói quen buộc chặt nhưng người huấn luyện hổ lại chết vì thói quen (anh ta đã quen với việc hổ do mình huấn luyện không ăn thịt người).
Lời bình: Thói quen dường như có thể trói buộc tất cả, chỉ là không trói buộc được cái gọi là ngẫu nhiên, bất ngờ (so sánh với việc con hổ bất ngờ được nếm máu tươi), vì thế, đừng ỷ lại hoàn toàn vào thói quen. Sự thận trọng trong mọi việc không bao giờ là thừa.