Vừa qua, Guess đã trình làng mẫu túi tote mang tên G-Logo. Mặc dù đã đăng ký bản quyền, nhưng sự giống nhau từ hình dáng cho đến vòng tròn logo... đã khiến dân tình dậy sóng, và cho thương hiệu nàu đã đạo nhái sản phẩm cùng kiểu của Telfar.
Trên các mạng xã hội, làn sóng chỉ trích đạo nhái của Guess đã diễn ra vô cùng dữ dội. Người yêu thời trang yêu cầu nhà mốt Mỹ nhanh chóng lên tiếng và giải thích sự việc.
Không chịu được sức ép của dân tình. Hôm qua, ngày (29/3), Guess đã ra thông báo chính thức rút sản phẩm G-Logo totes của mình khỏi kệ hàng.
Còn về phía Telfar, nhà mốt này cho biết. Họ đã nắm được lùm xùm đạo nhái này từ hồi tháng 2. Nhưng đã quyết định im lặng và không có ý định kiện tụng với Guess và Signal Brands vì lo ngại tiêu hao tài chính. Nhà sáng lập của thương hiệu gửi lời cảm ơn đến cư dân mạng đã tạo áp lực để Guess phải ngừng bán mẫu túi tote đạo nhái.
Trong nhiều năm qua, đạo nhái trong ngành công nghiệp thời trang đang trở thành vấn đề nhức nhối. Năm 2016, sau khi giới thiệu bộ sưu tập Pre-Fall 2016 mang tên "Paris in Rome", Channel bị một NTK đến từ Scotland tố trắng trợn đánh cắp ý tưởng. Ngay sau đó, nhà mốt này phải lên tiếng xin lỗi chủ nhân và đặt lại tên tác giả tác trên phương tiện truyền thông. Tiếp đó, thiết kế túi xách của Calvin Klein bị “xía xói” không thương tiếc khi có vẻ ngoài hao hao giống chiếc Dior Book Tote từng gây chú ý trong giới chơi hàng hiệu.
Bên cạnh đó, các thương hiệu như Celine, Zara cũng dăm ba lần dính vào lùm xùm này. Ranh giới giữa sáng tạo chân chính và đạo nhái quả thực rất mong manh. Chính vì vậy các thương hiệu thời trang và bản thân người tiêu dùng cần có cái nhìn khách quan để luôn ủng hộ các thiết kế "chính chủ" và đẩy lùi những sản phẩm '"eo theo chất xám" của người khác.