Hà thủ ô là cây gì?
Hà thủ ô hay còn được gọi với tên hà thủ ô đỏ vì có ánh sắc màu đỏ, dùng để phân biệt với hà thủ ô trắng. Hà thủ ô còn được gọi với một tên khác nữa là giao đằng, dạ đêm cây dây có ý nói đây là thứ dây luôn quấn vào nhau.
Phần được dùng của cây là phần rễ và thân dây. Cây thường mọc dại ở khu vực rừng núi, ở nước ta cây chủ yếu mọc ở Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Nghệ An... Đặc điểm nhận dạng của cây là dây leo thân màu xanh tía. Lá khá mỏng có màu nâu và ôm sát vào thân dây. Hoa hà thủ ô có kích thước nhỏ và thường mọc thành chùm.
Cách chế biến hà thủ ô đảm bảo chất lượng
Hiện nay hà thủ ô được chế biến để thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản. Thông thường mọi người sẽ mua thành phẩm hà thủ ô đã qua chế biến nên không biết nếu có hà thủ ô tươi sẽ dùng như thế nào. Dưới đây là các bước bảo quản để hà thủ ô đảm bảo chất lượng.
Bước 1: Sau khi đào được hà thủ ô hãy rửa sạch đất.
Bước 2: Sau khi loại bỏ đất và các chất bẩn bám vào hãy thái miếng nhỏ cho mỗi lần sử dụng.
Bước 3: Đêm hà thủ đô đi phơi nắng để chúng khô lại, ngoài ra việc phơi dưới nắng mặt trời còn giúp khử khuẩn cho vị thuốc này.
Một lưu ý là hà thủ ô sau khi khai thác thường có vị chát nên ở công đoạn rửa, sơ chế cần ngâm củ với nước vo gạo. Thời gian ngâm thường kéo dài từ 1 ngày và liên tục khuấy nước để khử đi vị chát. Sau khi hoàn thành các bước trên có thể đóng gói và bảo quản sử dụng trong thời gian dài.
Tác dụng của hà thủ ô trong đời sống
Hà thủ ô có rất nhiều tác dụng, trong đó tác dụng được nhiều người biết đến nhất chính là cải thiện tình trạng bị rụng tóc, giúp tóc đen. Theo Y học Cổ truyền, hà thủ ô khi uống sẽ cảm thấy đắng chát. Tuy nhiên, thảo dược này mang tính ấm và có tác dụng với can thận.
Giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu
Chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu là những bệnh thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa của mọi người, khi hệ tiêu hóa không thể hoạt động hết công suất hoặc do chế độ sinh hoạt không hợp lý. Vì trong hà thủ ô có chứa thành phần mang tên Anthranoid giúp tăng mức độ nhu động của ruột. Vì vậy mà khả năng thức ăn được chuyển hóa từ dạ dày đến ruột sẽ nhanh hơn.
Với chức năng này, hà thủ ô sẽ giúp người bệnh điều trị các chứng như kém tiêu hóa, táo bón. Tuy nhiên việc sử dụng liều lượng như thế nào cần phải có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.
Bồi bổ thận
Mọi người có thể sắc nước hà thủ ô lên uống vì có tác dụng rất tốt cho can thận. Đây là bài thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân âm hư, đau nhức gân cốt, mỡ máu tăng cao, tiểu đường... Theo các nghiên cứu thì hà thủ ô có nhiều tác dụng tốt mà không phải loại thảo dược nào cũng có được.
Tốt cho hệ thần kinh
Hà thủ ô theo nghiên cứu có tác dụng tăng quá trình tái tạo hồng cầu cho cơ thể. Phụ nữ khi có chu kỳ hành kinh bất thường hay khí hư có thể sử dụng để điều hòa. Ngoài ta các bệnh gầy gò, xanh xao hoặc thiếu máu cũng có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị.
Giảm sự phát triển của trực khuẩn lao
Lao vốn là căn bệnh sinh ra do sự phát triển của trực khuẩn lao. Vì vậy để ức chế làm giảm khả năng phát triển của trực khuẩn này mọi người có thể sử dụng nước sắc hà thủ ô. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Giảm quá trình oxy hóa
Các chuyên gia nghiên cứu với loại chuột, nước chiết ra từ hà thủ ô đỏ có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol mỗi liều dùng chỉ từ 1,5g/ml. Đồng thời cơ thể chuột thí nghiệm cũng được làm chậm lại quá trình oxy hóa diễn ra.
Kích thích mọc tóc, đen từ chân
Những người gặp vấn đề về tóc ngoài việc thay đổi bên ngoài như dầu gội, dùng tinh dầu kích thích mọc tóc còn tìm đến hà thủ ô để chữa từ bên trong. Đặc biệt đối với loại hà thủ ô đỏ thì Công dụng bổ huyết gây tác động lớn đến vùng da đầu.