Mới đây, theo tin tức từ Pháp luật TP HCM, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết hóa đơn tiền nước tháng 7 của gia đình chị tăng gấp 20 lần. Theo chị Vân, lâu nay gia đình chị dùng nhiều nhất cũng chỉ khoảng một triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hóa đơn tiền nước tháng 7 của gia đình chị bất ngờ tăng vọt lên tới 22 triệu đồng.
Trao đổi với báo trên, đại diện Công ty Cấp nước Thủ Đức, cho biết công ty đã nhận được phản ánh từ khách hàng. Đồng thời, công ty sẽ cử ngay nhân viên xuống kiểm tra đường ống nước.
Bên cạnh đó, cong ty này cũng khẳng định khối lượng nước tiêu thụ tháng 7 tăng cao bất thường nếu đường ông nước bể phía trước đồng hồ thì công ty sẽ chịu trách nhiệm còn hững vấn đề sau đồng hồ nước thì khách hàng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp đường ống nước bị bể thì khách hàng có thể làm đơn xin hỗ trợ rủi ro thì công ty sẽ hỗ trợ 1 phần tiền.
Có thể nói, hóa đơn tiền nước, hóa đơn tiền điện luôn là vấn đề được quan tâm của nhiều người dân.
Cách đây ít năm, cũng ở TP HCM, tin tức từ Tri thức trực tuyến cho hay, một gia đình cũng nhận được hóa đơn tiền nước lên đến 1.721 m3 nước/tháng. Cụ thể là khách hàng Lê Anh Trung (trú tại 12/29/18 Nguyễn Khoái, phường 2, quận 4, TP.HCM) gặp trường hợp tương tự khi nhận hóa đơn tiền nước.
Lý giải chuyện này, ông Châu Quốc Tuấn chuyên viên bộ phận giải đáp sự cố về nước của công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè nói rằng, việc đồng hồ chạy với tốc độ “phi mã” như trường hợp của ông Trung không phải là chuyện cá biệt, hiếm gặp. Ông Tuấn cho rằng, do áp lực sử dụng nước sinh hoạt rất mạnh nên thường xuyên xảy ra sự cố bể ống, rò rỉ nước sau đồng hồ. Theo quy định, các trường hợp sự cố xảy ra sau đồng hồ thì người sử dụng phải chịu trách nhiệm.