Tục ngữ có câu "Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Nếu bạn ăn đồ không tốt thì sẽ bị bệnh, nói quá nhiều những điều vô nghĩa cũng gặp tai họa. Trong cuộc sống, người thật sự khôn ngoan sẽ nói ít, làm nhiều.
Nói thì dễ nhưng giữ im lặng mới khó. Nếu không biết giữ mồm giữ miệng, thần Tài cũng sẽ tránh bạn, ảnh hưởng tới tài vận.
Cổ nhân đã dặn có 3 lời không được nói bậy kẻo tự rước họa vào thân.
1. Nói quá nhiều về "đúng sai" sẽ tự hại mình
Những người thích bàn về phải trái, đúng sai có thể chính họ đã tạo ra thị phi. Chúng ta ai cũng ghét chuyện thị phi, buôn chuyện. Con người sinh ra vốn có bản tính tò mò và thích buôn chuyện. Khi bạn nhìn thấy một điều gì đó xảy ra quanh mình, bà sẽ tò mò tìm hiểu rồi đem đi kể lể.
Ở nơi làm việc, một số người thiếu hiểu biết và thích nói đúng sai với đồng nghiệp. Bạn càng bàn tán sôi nổi thì càng bị đồng nghiệp nhắm vào và trở thành mục tiêu chỉ trích. Cuộc sống của bạn từ đó cũng không dễ dàng.
Tránh xa đúng sai, thị phi, tốt hơn hết là không làm những điều xúc phạm người khác.
2. Nếu nói quá nhiều về “thành tích cá nhân” sẽ bị người khác chán ghét
Trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta luôn nói về mình, nói mình có thế lực, phô trương quá mức thì sẽ khiến người khác cảm thấy ghen tị và ghét bỏ.
Ngược lại, nếu chúng ta thay đổi chiến lược, không nói về mình mà khen ngợi đối phương, chắc chắn sẽ được lòng người nghe.
Trí thông minh xã hội không dựa trên việc "khoe mình" mà dựa vào "khen người". Nói cách khác, hãy nhường người khác một bước, sau đó họ sẽ cho chúng ta thể hiện.
3. "Phàn nàn tiêu cực" quá mức sẽ mang lại xui xẻo
Bản chất của sự phàn nàn là ca thán về thực tế, không phải để thay đổi bản thân, cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu không có trí tuệ tự xem lại mình thì bạn sẽ không thể có một cuộc đời tốt đẹp hơn sau này.
Hãy bớt phàn nàn, đừng để sự thù địch bủa vây, đó là cách bạn tự vệ. Một khi sự tiêu cực gia tăng, cuộc sống sẽ thực sự mất đi ý nghĩa.
* Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo