Hiện nay, các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ giới, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, cổ tử cung ở nữ.
Tại Hội nghị về các bệnh không lây nhiễm toàn quốc, mới được tổ chức tại Hà Nội, PGS TS Bùi Diệu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương đã đưa ra những thông tin mới nhất về các hiện nay.
Ung thư là nỗi ám ảnh trên toàn cầu
Theo PGS Bùi Diệu, bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kèm theo các yếu tố do kéo dài về tuổi thọ, quá trình đô thị hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường và do cả những thay đổi về thói quen và lối sống có hại cho sức khỏe.
PGS Bùi Diệu
Theo số liệu của WHO năm 2000, toàn thế giới có trên 10 triệu người mắc ung thư, trong đó có hơn 6 triệu người đã chết vì bệnh này.
Đến năm 2008 cả thế giới có 12,7 triệu người mắc mới ung thư và 7,6 triệu người đã chết do ung thư. Đến năm 2012 con số này lên tới 14,1 triệu người mắc ung thư mới và 8,2 triệu người tử vong do căn bệnh ung thư.
Năm 2012, toàn cầu có khoảng 25 triệu người chung sống với căn bệnh ung thư, ước tính đến năm 2030 con số này sẽ lên tới 30 triệu người.
Tỷ lệ người mắc mới ung thư trên 100 nghìn dân ở các nước phát triển cao hơn gần 2 lần so với các nước đang phát triển ở cả nam giới và nữ giới.
Theo nhóm nghiên cứu của PGS Bùi Diệu, bệnh ung thư phổ biến ở các nước phát triển là , , ung thư vú, tiền liệt tuyến ở nam giới. Ngược lại với các nước đang phát triển là các dạng ung thư gan và cổ tử cung ở nữ giới.
Đối với từng loại ung thư giữa các nước cũng có sự khác nhau về số lượng và tỷ lệ người mắc. Ví dụ tỷ lệ ung thư dạ dày ở Hàn Quốc và Nhật Bản khoảng 70/100.000 dân, cao hơn gấp 10 lần so với Thái Lan. Tỷ lệ mắc của tất cả các loại ung thư đều tăng liên tục theo thời gian ở tất cả các nước trên thế giới.
Đối với từng loại ung thư, tỷ lệ cũng thay đổi theo thời gian. Trong 100 năm qua, ung thư dạ dày giảm nhanh ở các nước phát triển, ngược lại ung thư phổi và tiền liệt tuyến ở nam giới, ung thư vú ở nữ lại tăng nhanh.
Theo thống kê, top 5 bệnh ung thư phổ biến của nam giới trên thế giới là ung thư phổi với tỷ lệ mắc là 34,2/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 30 %; 30,7 người/100. 000 dân; ung thư đại trực tràng là 20,6/100. 000 dân; ung thư gan 15/100 .000 dân; ung thư thực quản 9/100 .000 dân.
Ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm 12 % số ca tử vong. Số trường hợp tử vong do ung thư sẽ tăng từ 7 triệu người năm từ năm 2002 lên tới 14 triệu người năm vào năm 2030 nếu không có các biện pháp ngăn chặn, phòng tránh kịp thời.
Ở vùng Châu Á, Thái Bình Dương ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở người. Tỷ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở các nước Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Chỉ tính riêng ở Trung Quốc mỗi năm ung thư cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người. Bệnh ung thư không những ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn là gánh nặng đối với toàn thể cộng đồng và xã hội.
Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện K cơ sở 3
Việt Nam thuộc top có tỷ lệ tử vong do ung thư cao
PGS Bùi Diệu cho biết, tại Việt Nam - mô hình bệnh tật điển hình của các nước đang phát triển, đời sống xã hội chưa cao, trình độ vệ sinh thấp, lại ở vào vùng nhiệt đới khí hậu nóng bức, ẩm ướt nên các bệnh tật chủ yếu là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các bệnh suy dinh dưỡng.
Hiện nay, mô hình này tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng cơ bản vẫn còn tồn tại. Nguy hiểm hơn, Việt Nam còn hình thành mô hình bệnh tật của các nước phát triển và sự xuất hiện ngày càng nhiều của bệnh ung thư, tim mạch, và Tai nạn giao thông.
Năm 1990 trên toàn quốc, số ca mắc mới ung thư ở Việt Nam là 52 nghìn trường hợp trong đó 28 nghìn là nam giới, 24 nghìn là nữ giới.
Năm 2000, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế phối hợp với 2 trung tâm ghi nhận ung thư quần thể ở Hà Nội và TP.HCM ước tính, có khoảng 71 nghìn mắc mới, trong đó 37 trường hợp là nam giới, 33 nghìn trường hợp là nữ giới.
Đến nay, theo thống kê của riêng BV K trung ương, mỗi năm Việt Nam có 126.000 ca mắc ung thư và 94.000 mỗi năm.
Theo các chuyên gia, con số tử vong này gấp 9 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông, với khoảng 257 người tử vong mỗi ngày vì ung thư. Do đặc thù phát hiện muộn (với trên 70% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn) khiến việc điều trị không thể mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam đó là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ giới, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, cổ tử cung ở nữ.
Riêng với bệnh ung thư phổi là bệnh đứng trong hàng tóp đầu các bệnh ung thư, GS Bùi Diệu cho biết nếu cứ đà như hiện nay đến năm 2020, cả nước có 22,938 trường hợp mắc ung thư phổi ở cả hai giới.