Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bệnh tiểu đường, bệnh gout... tuyệt đối không nên ăn nhiều cua ghẹ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí khiến bệnh nặng hơn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thịt cua, ghẹ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng protein cao, không chỉ chứa axit béo Omega-3 và Omega-6 mà còn có một lượng đáng kể các loại vitamin và khoáng chất thiết yêu cho cơ thể như vitamin C, B2, B5, B6, B12, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, selen.
Tuy nhiên, theo Th.s Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ, nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lá phổi là rất cao nếu bạn thường ăn gỏi cua, mắm cua hoặc cua nấu chưa chín. Những ấu trùng này sẽ vào dạ dày, ruột và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản làm tổ. Sán lá phổi sẽ ăn rỗng phổi, khiến phổi bị tổn thương, sốt, ho ra máu…
Bên cạnh đó, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu những đối tượng dưới đây ăn nhiều cua ghẹ.
Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao
Những người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua ghẹ vì hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn (100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày).
Người bị bệnh gout, viêm khớp
Ăn nhiều cua ghẹ, lượng axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng các thể purin ở khớp sẽ khiến những người bị bệnh gout, viêm khớp sẽ càng đau đớn và gây bệnh nặng hơn.
Người hay bị dị ứng hạn chế ăn cua, ghẹ
Đối với những người hay bị dị ứng, nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.
Người đang uống thuốc
Lượng đồng chứa nhiều trong cua ghẹ có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng Selen quá nhiều sẽ làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
Hơn nữa, ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu(như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.
Xem video: Hướng dẫn làm món cà chua nhồi thịt ghẹ cực ngon
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
Lưu ý:
Chế biến, bảo quản thế nào?
- Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.
- Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.
- Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).
- Không nên ăn gỏi cua, hoặc cua chưa được nấu chín.
- Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cua ghẹ, vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn… Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cua ghẹ 2 giờ.
- Khi ăn cua ghẹ không nên uống bia, vì sẽ tăng nặng.
- Không uống trà ngay sau khi ăn cua ghẹ vì lá trà có chất dễ kết hợp với canxi trong cua ghe thành canxi khó hòa tan. Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ.
Xem video: Những thực phẩm cực tốt cho người mới ốm dậy
Thoa Nguyễn (Tổng hợp)