Ở vực thẳm tối tăm có độ sâu 6.000m ngoài khơi Australia là nơi sinh sống của các sinh vật dị thường, chúng thường được gọi là những sinh vật "ngoài hành tinh" vì vẻ bề ngoài khác xa với những loài thường thấy.
Sinh vật biển này được các nhà khoa học đặt tên là sâu củ lạc vì chúng co lại như củ lạc lúc tự vệ. Chúng có thể sinh sản vô tính và hữu tính. |
IBT ngày 18/6 đưa tin, các nhà khoa học của Bảo tàng Victoria, Australia vừa công bố những bức ảnh về các loại sinh vật kỳ lạ sống ở độ sâu 6.000 mét mà họ phát hiện được sau hành trình thám hiểm trên tàu nghiên cứu Investigator.
Cá rồng là một trong số những loài sinh vật lạ dưới đáy vực được các nhà nghiên cứu thu thập và lưu tiêu bản. |
Tàu thám hiểm Investigator sử dụng công nghệ thủy âm và thiết bị lấy mẫu để khảo sát cuộc sống đại dương ở độ sâu 6.000m từ ngày 15/5.
Cá mập Cookiecutter phát quang sinh học là một trong số những sinh vật kỳ lạ được phát hiện dưới đáy đại dương. Loài cá mập có đôi mắt rực sáng này sống ở độ sâu 1.000 m dưới mặt nước. Chúng là sát thủ của nhiều loài cá to lớn như cá heo, cá voi và cả con người. |
Chuyến thám hiểm lấy mẫu ở vực sâu đại dương bắt đầu ở vịnh Bell, bang Tasmania và kết thúc ở thành phố Brisbane.
Các mẫu động vật và trầm tích được thu thập bằng thiết bị chuyên dụng.
Cá nóc hòm cũng là những cư dân của vực sâu dưới đáy đại dương Australia. Trong ảnh là một con cá nóc hòm đỏ, thuộc bộ cá vây chân, dùng bộ phận như cần câu với mồi giả trên đầu để dụ con mồi. Khi bị đe dọa, cá nóc hòm hút nước để thổi phồng cơ thể nhằm phô diễn uy lực. |
Những con lợn biển này chính là đội quân dọn dẹp đáy biển. Chúng dùng các ống như chân để di chuyển trên đáy biển và tụ tập thành đàn khi lượng thức ăn dồi dào. |
Đức Hòa (tổng hợp)