Trường hợp nào được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu là điều được nhiều người lao động quan tâm.
Theo đó, căn cứ theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sẽ có 4 trường hợp được tính phụ cấp thâm niên vào lương hưu.
Trường hợp 1
Trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì:
Lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp 2
Trường hợp trong tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
>>XEM THÊM: NÓNG: Mức lương tháng phải chịu thuế TNCN trong năm 2022
Trường hợp 3
Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp 4
Đối với trường hợp trong quá trình đóng BHXH có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng BHCH của những năm cuối:
- Được lấy tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.