Theo Dailymail, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra bữa ăn cuối cùng của khủng long Tyrannizard ở tuổi trưởng thành là hai con khủng long con. Phát hiện này được đưa ra khi các nhà cổ sinh vật học tìm thấy xương ngón chân của hai con khủng long giống chim non đang nhô ra lồng xương sườn của kẻ săn mồi.
Mẫu vật là một con gorgosaurus bảy tuổi, họ hàng gần của T-rex sống cách đây 75 triệu năm. Các nhà khoa học nhận định, đối với loài khủng long trưởng thành, việc tấn công con vật nào đó có kích thước bằng chúng là điều không khả thi vì có thể mất mạng.
Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell cho biết phát hiện này có thể thay đổi cách con người hiểu về thói quen ăn uống của loài Tyrannosaurs.
Với trọng lượng ước tính là 739lbs (335kg), loài khủng long này có vẻ khổng lồ nhưng thực tế chúng chỉ nhỏ hơn 13% so với kích thước trưởng thành. Việc phát hiện ra xương bàn chân loài khủng long con trong dạ dày của động vật ăn thịt tuổi trường thành đã làm sáng tỏ chế độ ăn của những con vật này thay đổi như thế nào khi chúng lớn lên.
Các chi sau của hai loài khủng long nhỏ gọi là citipes được tìm thấy bên dưới lồng xương sườn của loài gorgosaurus chưa trưởng thành. Citipes chỉ nặng từ 20 đến 26 lbs (9-12kg), nhỏ hơn nhiều so với gorgosaurus và chỉ bằng một nửa kích thước trưởng thành của chúng.
Điều này cho thấy chúng có thể là những động vật chưa trưởng thành rất nhỏ vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Darla Zelenitsky, một trong những nhà khoa học đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói rằng phát hiện này là “bằng chứng chắc chắn cho thấy loài khủng long bạo chúa đã thay đổi mạnh mẽ chế độ ăn uống khi chúng lớn lên”.
Tiến sĩ Zelenitsky nói với BBC: “Bây giờ chúng ta biết rằng những con khủng long tuổi teen này (tyrannosaur) đã săn những con khủng long nhỏ, trẻ” .
Các nghiên cứu hóa thạch trước đây đã chỉ ra rằng gorgosaurus trưởng thành ăn một số động vật ăn cỏ cỡ lớn - những động vật lớn hơn 2.204 lbs (1.000kg).
Dấu vết cắn trên xương của động vật ăn cỏ lớn khớp với răng của loài khủng long bạo chúa đã cho phép các nhà khoa học xây dựng được bức tranh về cách chúng săn bắt những động vật ăn cỏ lớn sống theo đàn. Tuy nhiên, trước đây người ta biết rất ít về chế độ ăn của loài Tyrannizard trẻ hơn. Các nhà khoa học tin rằng cơ thể của Tyrannizard thay đổi đáng kể khi chúng lớn lên.
Tiến sĩ Zelinitsky và các đồng tác giả của cô cho biết: "Con non rất nhỏ nhắn với hộp sọ hẹp, răng giống lưỡi dao và chân sau dài mảnh, trong khi con trưởng thành khỏe mạnh với hộp sọ đồ sộ và những chiếc răng nanh lớn và có khả năng tạo ra những vết cắn nghiền nát xương".
Tiến sĩ Zelinitsky cho biết thêm: “Những con khủng long bạo chúa nhỏ hơn, chưa trưởng thành này có lẽ chưa sẵn sàng để nhảy vào một nhóm khủng long có sừng, nơi những con trưởng thành nặng hàng nghìn kg”.
Hóa thạch ban đầu được phát hiện vào năm 2009 tại Alberta Badlands của Canada, một điểm nóng về phát hiện khủng long.
Tuy nhiên, vì hóa thạch được bọc trong đá nên phải mất nhiều năm để khai quật và chuẩn bị hài cốt cho nghiên cứu thích hợp.
Phát hiện ban đầu được thực hiện bởi các nhân viên tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell ở Alberta, họ đã phát hiện xương ngón chân nhỏ nhô ra từ lồng xương sườn.
Tiến sĩ Francois Therrien, đồng tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Tảng đá trong lồng ngực đã được lấy ra để lộ những gì ẩn giấu bên trong. Và chúng tôi thấy đôi chân sau hoàn chỉnh của hai con khủng long con, cả hai đều dưới một tuổi khi bị ăn thịt".
Sau khi được tiết lộ, nghiên cứu đã có thể kiểm tra nội dung dạ dày của gorgosaur một cách chi tiết hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con khủng long tuổi teen chỉ ăn phần chân nhiều thịt của con mồi và bỏ lại phần còn lại.
Tiến sĩ Therrien cho biết: “Mẫu vật này là duy nhất – nó là bằng chứng vật lý cho thấy chiến lược kiếm ăn rất khác biệt của chúng”.
Một nghiên cứu về xương cũng cho thấy loài khủng long rất có thể đã chết chưa đầy một tuần sau bữa ăn cuối cùng. Khủng long bạo chúa, giống như cá sấu hiện đại, tiêu hóa xương của con mồi thay vì ném chúng đi.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết: “Bản chất và mức độ axit ăn mòn trên xương của các cá thể Citipes cho thấy rằng chúng cư trú trong dạ dày của tyrannosaurid trong một thời gian tương đối ngắn”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Ảnh: Dailymail.