Theo Dailymail, ngày 31/10, các nhà khoa học tiết lộ nguyên nhân thật sự dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 66 triệu năm trước. Thông tin này khiến dư luận vô cùng bất ngờ bởi trước đó, các chuyên gia cho rằng, thiên thạch rộng 12km đâm xuống Trái đất hoặc một vụ phun trào núi lửa khổng lồ là nguyên nhân khiến loài khủng long bị tuyệt chủng.
Trả lời truyền thông, một nhóm các nhà khoa học do Đài quan sát Hoàng gia Bỉ cho biết, vụ va chạm với tiểu hành tinh khác không phải nguyên nhân chính khiến loài khủng long cách đây 66 triệu năm bị tuyệt chủng. Các mảnh vụn trong vụ va chạm trên mới đóng vai trò quan trọng khiến loài động vật khổng lồ này bị xóa sổ.
Các nhà khoa học xác định, vụ va chạm với thiên thạch khiến bầu khí quyển Trái đất bị bao phủ bởi một lớp bụi đá mịn như bột, điều này vô tình cản trở quá trình hợp quang của thực vật, ánh mặt trời. Công bố của các nhà khoa học cho thấy, lượng bụi vào khoảng 2.000 gigaton - gấp 11 lần trọng lượng của đỉnh Everest và tồn tại trong bầu khí quyển tới 15 năm, gây ra thảm họa "mùa đông hạt nhân" (nuclear winter) trên toàn thế giới.
Do đó, các thảm thực vật sẽ chết, dẫn đến nạn đói của nhiều loài động vật ăn cỏ, bao gồm cả một số loài khủng long - gây ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thảm khốc khiến 75% sinh vật sống biến mất khỏi Trái đất.
Để có được kết quả này, các nhà khoa học đã làm việc không mệt mỏi để làm sáng tỏ bí ẩn về sự tuyệt chủng của loài khủng long kể từ khi miệng núi lửa Chicxulub được phát hiện vào năm 1978.
Tuy nhiên, sự hình thành địa chất chưa đủ để kết luận rằng tiểu hành tinh khổng lồ đủ sức đẩy loài khủng long đến bờ vực tuyệt chủng.
Dailymail cho biết, giả thuyết gần đây nhất là sự xuất hiện của lưu huỳnh từ vụ va chạm của tiểu hành tinh xuống Trái đất hoặc muội thân từ các vụ cháy rừng toàn cầu đã che kín bầu trời và đẩy thế giới vào một mùa đông dài đen tối, giết chết tất cả các sinh vật và động vật trừ một số loài may mắn sống sót.
Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố ngày 30/10 dựa trên các hạt được tìm thấy tại một địa điểm hóa thạch quan trọng đã khẳng định lại một giả thuyết trước đó: Bụi mịn từ đá bị nghiền vụn thành bột lưu lại trong không khí đã gây ra một mùa đông kéo dài 15 năm. Đây mới là nguyên nhân khiến loài khủng long bị tuyệt chủng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy các hạt bụi mịn tại địa điểm hóa thạch Tanis ở bang Bắc Dakota của Hoa Kỳ. Dù cách miệng núi lửa 1.865 dặm, địa điểm này vẫn được bảo tồn để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nhờ đó, các chuyên gia có được một số phát hiện đáng chú ý, đó là tìm ra niên đại ngay sau vụ va chạm của tiểu hành tinh trong các lớp trầm tích của một hồ nước cổ.
Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt bụi có kích thước khoảng 0,8 đến 8,0 micromet – vừa đủ để tồn tại trong khí quyển tới 15 năm. Nhập dữ liệu này vào các mô hình khí hậu tương tự như mô hình được sử dụng cho Trái đất ngày nay, các nhà nghiên cứu xác định rằng bụi có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong sự tuyệt chủng khủng long hàng loạt so với suy nghĩ trước đây.
Trong số tất cả các vật chất tồn tại trong bầu khí quyển sau vụ va chạm, họ ước tính rằng nó có 75% bụi mịn, 24% lưu huỳnh và 1% muội than.
Sean Gulick - nhà địa vật lý tại Đại học Texas ở Austin không tham gia vào nghiên cứu, nói với AFP rằng nghiên cứu này là một nỗ lực thú vị khác để trả lời cho câu hỏi điều gì đã gây ra tác động của mùa đông kéo dài.
Ông nhấn mạnh rằng việc khám phá những gì đã xảy ra trong sự kiện tuyệt chủng khủng long gần đây nhất trên thế giới là rất quan trọng để hiểu được quá khứ và tương lai.
Trước đó, ngày 29/9, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết khủng long có thể không bị xóa sổ bởi thiên thạch rơi xuống Trái đất mà là do một vụ phun trào núi lửa khổng lồ, đây là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài động vật này.
Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định, một vụ phun trào núi lửa lớn đã khiến loài khủng long bị tuyệt chủng chứ không phải thiên thạch Chicxulub lao vào Bán đảo Yucatán hơn 66 triệu năm trước như những giả thuyết trước đây.
Các nhà khoa học từ Đại học Dartmouth đã thiết kế một mô phỏng sử dụng dữ liệu địa chất trong thế giới thực để tạo ra hơn 300.000 tình huống có thể xảy ra. Họ nhận thấy khí nóng lên từ núi lửa 'Deccan Traps' của Ấn Độ đủ để gây ra sự tuyệt chủng cho hàng loạt sinh vật sống trên Trái đất trước khi tiểu hành tinh va vào.
Theo Dailymail, khủng long thống trị Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, nhưng đột nhiên biến mất trong thời kỳ được gọi là sự tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Đệ tam.
Trong nhiều năm, người ta tin rằng khí hậu thay đổi đã phá hủy chuỗi thức ăn của loài bò sát khổng lồ.
Tuy nhiên, vào những năm 1980, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra một lớp iridium - một nguyên tố hiếm gặp trên Trái đất nhưng lại được tìm thấy với số lượng rất lớn trong không gian. Khi điều này được xác định, nó trùng hợp chính xác với thời điểm khủng long biến mất.
Một thập kỷ sau, các nhà khoa học đã phát hiện ra miệng núi lửa Chicxulub khổng lồ ở đầu bán đảo Yucatán của Mexico, có niên đại vào khoảng thời gian được đề cập.
Các nhà khoa học hiện nay cho rằng hai yếu tố này có mối liên hệ với nhau và cả hai đều có thể do một tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái đất gây ra.
Với quy mô và tốc độ va chạm dự kiến, vụ va chạm sẽ gây ra một làn sóng xung kích cực lớn và có khả năng gây ra nhiều địa chấn.
Bụi phóng xạ sẽ tạo ra những đám tro được cho là đã bao phủ toàn bộ hành tinh, khiến khủng long không thể sống sót.
Có một số giả thuyết khác về nguyên nhân gây ra sự diệt vong của loài khủng long.
Một giả thuyết ban đầu cho rằng động vật có vú nhỏ đã ăn trứng khủng long và một giả thuyết khác cho rằng thực vật hạt kín (thực vật có hoa) độc hại đã giết chết chúng.