Vào mùa nắng nóng trẻ em dễ mắc những bệnh nguy hiểm như viêm não, sốt virus, tiêu chảy cấp,...vì vậy các bậc phụ huynh nên cẩn trọng đề phòng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ những ngày này.
Theo BSCKI Nguyễn Thị Thanh (khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc), mùa hè với thời tiết nóng bức là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó phải lưu ý là các bệnh do nhiễm nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Phu huynh nên chú trọng chế độ dinh dưỡng và phòng tránh những bệnh dễ mắc vào mùa nắng nóng cho trẻ. Ảnh minh họa/ nguồn Internet |
Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hễ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ mắc một số bệnh dưới đây:
-Say nắng
-Sốt virus
-Sốt xuất huyết
-Tiêu chảy cấp
-Viêm não
-Bệnh chân tay miệng
Để phòng tránh cho trẻ không bị bệnh mùa nắng nóng thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn chơi, học tập ở nơi có bóng mát trong nhà hoặc cây xanh, tránh ánh nắng chiếu vào.
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi khi vui chơi trong thời tiết nóng. Hãy cho trẻ ăn trái cây như dưa hấu, thơm, cà chua, chuối…tươi ngon để bổ sung chất dinh dưỡng mùa nắng.
- Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cho trẻ, tập cho trẻ rửa tay, chân với xà phòng trước và sau khi ăn cơm để tránh bị bệnh tay, chân, miệng. Đồ ăn để lâu trong thời tiết nắng nóng dễ bị hư, ôi thiu tuyệt đối không cho trẻ ăn bởi dễ bị bệnh về đường tiêu hóa.
- Thời tiết nắng nóng, nếu đưa trẻ ra ngoài thì tránh đi vào khung giờ từ 10 giờ trưa đến 3- 4 giờ chiều bởi nắng rất mạnh dễ bị bệnh. Nếu đi thì mặc áo dài tay, đeo mũ rộng vành, đeo kính râm cho trẻ để chống nắng, mang theo nước và cho trẻ uống từng ít một. Đặc biệt, sau khi cho trẻ ra nắng về nhà thì đừng vội cho vào ngồi máy lạnh ngay, bởi do thay đổi đột ngột về nhiệt độ dễ khiến trẻ bị bệnh cảm cúm. Máy lạnh cũng nên mở từ 28 độ C.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào mùa nắng nóng
Những ngày oi nóng, phụ huynh cần cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, khẩu phần ăn có nhiều canh rau, ít dầu mỡ...
Thức ăn của bé cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ.
Ngoài ra, có thể giúp trẻ chống chọi với cơn nóng, tránh rôm sảy, mẩn ngứa bằng cách cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan...
Lưu ý: cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Tốt nhất là những thức uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây.
Khi thời tiết trở nên nóng nực, bé thường nổi nhiều rôm sảy. Vì thế, bạn cần cho bé uống thêm các loại nước mát và bổ dưỡng, bé sẽ bớt nổi mụn, nổi mẩn trên da, đồng thời cơ thể của bé sẽ tăng sức đề kháng với các bệnh lý dễ xảy ra vào mùa nắng nóng.
Không cho bé ăn nhiều kem hoặc kem còn đông cứng vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến bé mắc những bệnh về đường hô hấp.
Dã Quỳ